Kết quả xét nghiệm: "Lúa cổ Thành Dền" là lúa hiện đại
Vỏ hạt thóc nảy mầm thu được từ cuộc khai quật Thành Dền (Mê Linh, Hà Nội) gửi sang Nhật Bản phân tích đã cho thấy đó là giống lúa hiện đại chứ không như dự đoán ban đầu - lúa cổ 3.000 năm.
"Kết quả xét nghiệm bằng phương pháp phân tích AMS của vỏ hạt nảy mầm cây số 9 do phía Nhật Bản thực hiện cho kết quả vượt quá 40pMC - pMC là hàm lượng nguyên tố carbon hiện đại trong mẫu vật" - PGS.TS Lâm thị Mỹ Dung - người chủ trì khai quật Thành Dền cho biết hôm 30.9, tại hội nghị thông báo khảo cổ học lần thứ 45. Do vậy không được xác định niên đại, và theo hàm lượng này thì mẫu thuộc thời hiện đại.
Mẫu gửi sang Nhật lấy từ vỏ hạt vẫn còn dính đất tầng văn hóa.
Theo giải thích của PGS.TS Lâm Thị Mỹ Dung thì mức 40 đơn vị được coi là mức chuẩn. Nếu hàm lượng này trong mẫu dưới 40 đơn vị, các nhà khoa học mới tiếp tục phân tích để tìm niên đại, vượt quá 40 là mẫu hiện đại.
Các nhà nông học trong nước cũng trồng và so sánh 9 cây lúa Thành Dền với cây Khang Dân 18 trồng đối chứng và cho rằng, về hình thái và thời gian sinh trưởng cũng như một số chỉ số về sinh học khác, 9 cây lúa Thành Dền về cơ bản giống cây lúa Khang Dân 18.
Phương pháp lấy mẫu hoàn toàn tuân thủ đúng quy trình lấy mẫu khảo cổ học, do đích thân TS Lâm Thị Mỹ Dung thực hiện.
PGS.TS Lâm Thị Mỹ Dung cũng cho biết không có dấu hiệu xáo trộn tầng văn hóa trong quá trình khai quật di chỉ thành Dền. Vì vậy, để có thể nghiên cứu đến nơi đến chốn và đưa ra được những kết quả khoa học xác đáng về hiện tượng thóc nảy mầm, có lẽ hợp lý và khả thi nhất là tiến hành một đợt nghiên cứu mới bao gồm các công việc từ thực địa đến nghiên cứu phân tích ở phòng thí nghiệm với sự kiểm soát nghiêm ngặt các quy trình và áp dụng các phương pháp khảo cổ và sinh học, môi trường, đặc biệt là phân tích các điều kiện tự nhiên môi trường và thành phần vi sinh của các hố rác bếp nơi có mẫu vật.

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước
Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Những điều nhầm tưởng về khủng long
Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.
