Khai quật thành phố Maya cổ đại trong sân trang trại

Các nhà nghiên cứu tìm thấy kinh đô thất lạc của vương quốc Sak Tz'I khi khai quật trang trại chăn nuôi gia súc.

Khai quật thành phố Maya cổ đại trong sân trang trại
Bản đồ sơ bộ khu vực khai quật. (Ảnh: IB Times).

Whittaker Schroder, nghiên cứu sinh ở Đại học Pennsylvania nghe kể về tấm bia đá cổ trong sân nông trại chăn nuôi gia súc khi lái xe quanh bang Chiapas ở đông nam Mexico năm 2014. Để xác nhận thông tin, Schroder và một người bạn ở Đại học Harvard là Jeffrey Dobereiner báo tin cho giáo sư nhân chủng học Charles Golden và nhà khảo cổ sinh vật học Andrew Scherer ở Đại học Brown. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu mất nhiều năm để xin cấp phép khai quật khu đất và đảm bảo chính phủ không tịch thu đất đai của chủ trang trại.

Công bố trên tạp chí Field Archaeology, nhóm nghiên cứu nhận định di chỉ khảo cổ trong sân trang trại Lacanja Tzeltal chính là kinh đô của vương quốc Sak Tz'I thành lập năm 750 trước Công nguyên. Tại khu vực, họ tìm thấy bằng chứng về khu chợ buôn bán hàng hóa, kim tự tháp rộng gần 14m và tàn tích của một số công trình nhiều khả năng là nơi ở của tầng lớp quý tộc.

Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy bằng chứng về một sân bóng và cung điện hoàng gia, cũng như các lăng mộ Maya có nhiều chữ khắc quan trọng. Họ cũng thu được hàng chục bức tượng tại đây, phần lớn đã xuống cấp. Đồ tạo tác được bảo quản tốt nhất là tấm bia hàng nghìn năm tuổi.

Là vương quốc tương đối khiêm nhường, bao quanh Sak Tz'I là những quốc gia hùng mạnh hơn. Theo Golden, có thể sự tồn tại của vương quốc Sak Tz'I giữa các nước mạnh không chỉ do sức mạnh quân sự mà cả nhờ chính sách hoà bình với láng giềng. Nhóm nghiên cứu đang lên kế hoạch trở lại khu vực vào tháng 6 năm nay để gia cố những công trình có nguy cơ sụp đổ, lập bản đồ thành phố cổ đại bằng công cụ tiên tiến và tìm kiếm thêm đồ tạo tác.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm thấy loài khủng long nhỏ bằng con chim ruồi

Tìm thấy loài khủng long nhỏ bằng con chim ruồi

Loài khủng long có kích thước chỉ bằng chim ruồi này được phát hiện tại Myanmar. Các nhà khoa học đặt tên cho loài khủng long mới là Oculudentavis khaungraae.

Đăng ngày: 16/03/2020
Các nhà cổ sinh vật học phát hiện ra chất béo trên cơ thể của thằn lằn cá từ 180 triệu năm trước

Các nhà cổ sinh vật học phát hiện ra chất béo trên cơ thể của thằn lằn cá từ 180 triệu năm trước

Chất béo là thứ luôn tồn tại trên cơ thể của động vật, nhưng trên thực tế chúng rất dễ phân hủy và không thể tồn tại dưới dạng hóa thạch như xương.

Đăng ngày: 15/03/2020
Leedsichthys:

Leedsichthys: "Máy hút bụi" của biển cả Kỷ Jura từng bị hiểu nhầm là khủng long

Leedsichthys là một loài cá khổng lồ của họ Pachycormidae, một nhóm cá xương Đại Trung Sinh đã sinh sống ở các đại dương giữa kỷ Jura.

Đăng ngày: 13/03/2020
Bí ẩn

Bí ẩn "thảm đen ma quái" đầy bạch kim, thủy tinh ở di chỉ kỷ băng hà

Một thảm đen bí ẩn, dấu hiệu của thảm họa lửa quy mô lớn, được tìm thấy ở một di chỉ kỷ băng hà Younger Dryas đã hé lộ sự kiện đáng sợ từ không gian.

Đăng ngày: 13/03/2020
Phát hiện loài khủng long mới siêu bé, chỉ dài 5cm

Phát hiện loài khủng long mới siêu bé, chỉ dài 5cm

Hóa thạch hộp sọ trong hổ phách 99 triệu năm tuổi tiết lộ một loài khủng long giống chim chưa từng được biết đến, chỉ dài 5 cm.

Đăng ngày: 12/03/2020
Phát hiện loài thằn lằn bay kỳ dị treo mình lộn ngược trên cây như loài dơi ở Trung Quốc

Phát hiện loài thằn lằn bay kỳ dị treo mình lộn ngược trên cây như loài dơi ở Trung Quốc

Với cái miệng phẳng, đôi mắt to và treo mình lộn ngược trên cây, Vesperopterylus đích thị là loài thằn lằn bay cổ đại kỳ lạ nhất từng tồn tại trên Trái Đất.

Đăng ngày: 11/03/2020
Tiết lộ sốc từ sinh vật lạ 70 triệu tuổi: Trái đất từng quay khác hiện tại

Tiết lộ sốc từ sinh vật lạ 70 triệu tuổi: Trái đất từng quay khác hiện tại

Một mẫu vật từ thời khủng long khiến giới khoa học choáng váng khi cho thấy 1 ngày vào cuối kỷ Phấn Trắng chỉ dài 23 giờ rưỡi, do trái đất đã quay nhanh hơn tốc độ hiện nay

Đăng ngày: 11/03/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News