Khai thác dầu diesel từ cây hoang dại

Dầu diesel sinh học thân thiện với môi trường do hàm lượng lưu huỳnh thấp có thể chiết xuất được từ hạt cây Jatropha (cây Cọc rào), một loại thực vật mọc hoang ở các tỉnh phía Bắc nước ta.

"Cứ 1 hecta cây Jatropha cho năng suất 8-12 tấn hạt một năm có thể sản xuất được khoảng 3 tấn dầu sinh học. Loại dầu này có thể thay thế dầu diesel truyền thống khai thác từ mỏ vốn đang cạn kiệt", tiến sĩ Ngô Thị Lam Giang, Viện nghiên cứu dầu và cây có dầu Việt Nam, cho biết. 

Khai thác dầu diesel từ cây hoang dại

Cây Jatropha vẫn thường thấy tại các bãi đất hoang. Ảnh: Nzen.be.


Cũng theo bà Giang, trước những nghiên cứu của thế giới về khả năng cho dầu của loại Jatropha, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ký quyết định phê duyệt đề án Nghiên cứu phát triển và sử dụng sản phẩm cây Cọc rào giai đoạn từ nay đến năm 2025. Diện tích gieo trồng dự kiến lên đến 500.000 ha.

Kỹ sư Phạm Văn Tuấn, người có nhiều năm nghiên cứu cây Jatropha cho biết, một trong những ưu điểm của loại cây này là dễ trồng, chỉ cần tra hạt hoặc cắm một nhánh xuống đất cằn là loại thảo mộc này cũng có thể sống và phát triển được.

Tuy nhiên cũng theo ông Tuấn, để có năng suất cao, người gieo trồng cần chú ý khâu chọn giống, bởi đây là loại cây dài ngày nên nếu chọn giống sai sẽ phải mất nhiều năm, khi cây có quả mới có thể phát hiện ra. Việt Nam đang có nguồn tài nguyên này rất lớn nhưng vẫn chưa khai thác. 

Khai thác dầu diesel từ cây hoang dại

Hạt Jatropha có hàm lượng dầu cao. Ảnh: diligent-tazania.


Theo tài liệu của trường Đại học Purdue, Mỹ, Jatropha curcas là loại cây thuộc họ thầu dầu, có thể đạt tới chiều cao 6 mét, rậm lá, lá to bản (chiều dài đến 40 cm, chiều rộng đến 35cm), hoa nhiều màu từ xanh, vàng đến hồng đỏ và có nhiều hạt.

Từ nhiều năm nay, một số nước châu Á như Ấn Độ, Philippines và Malaysia cũng đã chuyển hướng để trồng loại thảo mộc này tại các vùng đất khô cằn do đặc điểm phát triển nhanh mà không mất nhiều công chăm sóc, có thể cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến để tạo ra nhiên liệu sinh học.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Liệu sinh học tổng hợp có thay đổi được tương lai của thực phẩm?

Liệu sinh học tổng hợp có thay đổi được tương lai của thực phẩm?

Hơn một thế kỷ trước, những người nông dân nuôi bò ở đã quyết liệt phản đối bơ thực vật. Họ nhấn mạnh rằng thứ giống bơ làm từ dầu thực vật không phải là bơ.

Đăng ngày: 23/07/2018
Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Bơ khổng lồ có kích thước lớn gấp 5 quả bơ thường này đang được bán đắt hàng tại Australia, dù có giá tới 12 USD (hơn 270.000 đồng) một quả.

Đăng ngày: 23/07/2018
Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Cuối thế kỉ 19, nhân loại lần đầu tiên khám phá ra một dạng sống mới có tên virus. Từ đó đến nay, những thực thể nhỏ bé này đã đưa chúng ta hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, bởi chẳng con nào giống con nào.

Đăng ngày: 22/07/2018
Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Theo FDA, vi khuẩn Vibrio thường gây ra các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng.

Đăng ngày: 21/07/2018
Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Các nhà khoa học của Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa phát hiện ra 2 loài hoa lan mới, có vẻ đẹp khá độc đáo.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây được nhắc đến chính là cây Kiri, một loài thực vật bản địa của Nhật Bản.

Đăng ngày: 19/07/2018
Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Dâm bụt là loài cây dễ sống, thường được trồng làm hàng rào và cho hoa màu đỏ thắm khá đẹp.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News