Khám phá bất ngờ về "vùng đất thánh" cội nguồn của Ai Cập

Ai cũng biết Ai Cập cổ đại là một cái nôi văn minh lớn, nhưng cội nguồn của nó lại nằm ở nơi khác.

Hatshepshut, nữ Pharaoh đầu tiên tại Ai Cập có thành tựu rất lớn trong việc phát triển quốc gia này, tạo nên chuẩn mực văn hóa đứng vững không quốc gia nào vượt qua được tới 1.000 năm sau. Tuy nhiên bà không được hậu thế biết tới nhiều do bị người kế vị là con riêng của chồng, Thutmosis III đập phá lăng mộ để xóa bỏ hình ảnh trong tâm trí người Ai Cập.

Khám phá bất ngờ về vùng đất thánh cội nguồn của Ai Cập
Tượng Hatshepsut, nữ Pharaoh đầu tiên tại Ai Cập.

Sau khi phát lộ xác ướp của bà năm 2007, các sử gia bắt đầu tìm hiểu và khám phá ra rằng Hatshepsut từng dựng đền thờ thần mẹ đỡ đầu Hathor tại Luxor và chép lại bức tranh tường, trong đó thể hiện Hathor tới từ một nơi có tên là Punt. Như vậy cội nguồn các vị vua Ai Cập rất có thể nằm ở vùng đất đó.

Văn thư Ai Cập cổ mô tả Punt là vùng đất thánh. Nghiên cứu của các sử gia như Jean-Francois Champollion lại chứng minh rằng nó có thật.

Khám phá bất ngờ về vùng đất thánh cội nguồn của Ai Cập
Tranh mô tả quân lính Punt.

Ai Cập bắt đầu trở thành trung tâm thương mại từ năm 6.000-3150 TCN (Tiền Đế chế), thiết lập các mối giao thương với nhiều vùng lãnh thổ và bước vào thời kỳ thịnh vượng nhất khi buôn bán với Punt vào khoảng 2498-2345 TCN (Đế chế thứ 5).

Các ghi chép và di tích thời đế chế thứ 4 đã thể hiện một người Punt đứng cùng con trai của pharaoh Khufu, đế chế thứ 5 là việc buôn bán giữa 2 nước.

Khám phá bất ngờ về vùng đất thánh cội nguồn của Ai Cập

Khám phá bất ngờ về vùng đất thánh cội nguồn của Ai Cập
Sự tương đồng giữa trang phục và văn hóa Punt cổ đại với Somalia ngày nay.

Tuy Punt chỉ như một huyền thoại, đó là địa điểm tồn tại hồi Tân Vương quốc (1570-1069 TCN). Kể từ đó về sau hai nước chính thức có quan hệ ngoại giao với nhau. Các đời vua như Ramesses II và Ramesses III cũng đều đề cập tới Punt như "Vùng đất trù phú" hay "Đất Thánh".

Khám phá bất ngờ về vùng đất thánh cội nguồn của Ai Cập
Dự đoán vị trí đất Punt cổ.

Dựa trên tài liệu từ đền Hatshepsut dựng, có thể thấy Punt hiện giờ nằm ở Somalia, qua từng thời và tiếng địa phương biến thành "Bunn", "Pwenet" hay "Pwene" còn giờ là "Bunni". Văn hóa ở đây cũng khá tương đồng với Ai Cập cổ đại từ ngôn ngữ, trang phục tới nghệ thuật.

Từ đó có thể kết luận Punt nằm ở Somalia, chính giữa vùng Sừng châu Phi. Thành phố cổ Opone tại Somalia cũng khá tương đồng với Pouen, hay chính là Punt trong truyền thuyết. Thậm chí Hatshepsut còn cho rằng Punt chính là nguồn cội của người Ai Cập.

Khám phá bất ngờ về vùng đất thánh cội nguồn của Ai Cập
Thuyền của Hatshepsut.

Khám phá bất ngờ về vùng đất thánh cội nguồn của Ai Cập
Hình khắc các cây cọ cổ ở đền Hatshepsut.

Từ lâu Punt đã là đất Thánh trong lịch sử Ai Cập, và các nguyên vật liệu lấy từ Punt được dùng trong những nghi lễ thờ cúng của họ, gồm da báo, vàng và trầm hương. Hatshepsut cũng coi việc hành hương về Punt như một thành tựu lớn và điêu khắc chuyến đi chi tiết trong đền.

Theo đó, bà đã nghe được lời yêu cầu và hướng dẫn tới Punt của thần Amun-Ra. Ngay sau đó, bà lập tức đóng 5 con thuyền đi dọc sông Nile, kênh Pharaoh, tới biển Đỏ và men theo ven biển tới Sừng châu Phi. Người dân Punt đã rất sung sướng khi thấy Nữ hoàng xuất hiện.

Khám phá bất ngờ về vùng đất thánh cội nguồn của Ai Cập
Dấu tích cây trầm từ Punt tại đền.

Các tài liệu sót lại cho thấy hai nước có quan hệ khá mật thiết, riêng người Punt vô cùng dễ tính. Họ bán vàng, động vật hoang dã, khỉ, voi, da báo, ngà voi, các loại gia vị, gỗ quý, mỹ phẩm, trầm hương và cây trầm. Người Ai Cập trả vũ khí, trang sức, kim loại và dụng cụ. Cây được vận chuyển và trồng thành công tại Ai Cập và phát triển trong nhiều thế kỷ, chứng tích là các mẩu gỗ và hóa thạch mầm cây vẫn tồn tại ở đền Hatshepsut.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland

Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland

Một đợt hạn hán ở Ireland có lẽ đã khiến hoa màu khô héo, nhưng nó cũng mang lại một điểm tích cực, ít nhất là với các nhà sử học.

Đăng ngày: 23/07/2018
Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập

Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập

Xưởng gốm có niên đại cách đây khoảng 4.500 năm được giới khảo cổ phát hiện trong quá trình tu bổ đền Kom Ombo.

Đăng ngày: 23/07/2018
Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ

Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ

Các nhà khoa học giải mã bí ẩn cuộn giấy cói cổ có niên đại 2.000 năm trong bộ sưu tập của Đại học Basel, Thụy Sĩ, theo Live Science.

Đăng ngày: 21/07/2018
Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại

Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại

Mảnh giấy cói 3.000 năm tuổi của người Ai Cập cổ đại mới được các chuyên gia tìm thấy là một phần của tài liệu có tên gọi Papyrus Salt 124.

Đăng ngày: 20/07/2018
Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ

Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ

Các nhà cổ sinh vật học tỏ ra bối rối khi lần đầu khai quật hóa thạch khủng long bọc giáp đầu đầy gai nhọn ở bang Utah, Mỹ, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018
Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm

Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm

Chiếc quan tài đồ sộ màu đen bí ẩn không chứa xác Alexander Đại đế hay lời nguyền chết chóc như suy đoán trước đó.

Đăng ngày: 20/07/2018
Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm

Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm

Con rắn non bò ra khỏi vỏ cách đây 99 triệu năm ở Đông Nam Á không có cơ hội lớn lên. Thay vào đó, nó bị nhựa cây rơi trúng và cuối cùng chết cứng trong nấm mộ hổ phách.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News