Khám phá bí ẩn “thợ lặn” chuột chù nước
“Thợ lặn” nhỏ nhất thế giới tồn tại như thế nào trong vùng biển băng giá để bắt mồi? Một cuộc nghiên cứu mới về chuột chù nước ở Mỹ đã khiến các nhà nghiên cứu ngạc nhiên khi cho thấy rằng động vật này nhanh chóng tăng nhiệt độ cơ thể ngay trước khi lao xuống dòng nước lạnh, theo trang tin Eurekalert.
Hành vi này gây bất ngờ bởi vì nhiệt độ cơ thể thấp hơn cho phép các loài động vật hữu nhũ lặn dưới nước lâu hơn, do đó việc làm nóng lên không có ý nghĩa. Điều này là bởi vì động vật sử dụng ôxy nhanh chóng hơn khi chúng ấm áp hơn.
Chuột chù nước
Trưởng nhóm nghiên cứu, giáo sư Kevin Campbell thuộc Đại học Manitoba (Canada), cho biết: “Phát hiện này đi ngược lại giáo điều hiện hành liên quan đến sinh lý của các thợ lặn. Thợ lặn, đặc biệt là những thợ lặn nhỏ, luôn được dự kiến là cố gắng tối đa hóa khả năng chịu đựng dưới nước”.
Ông Campbell cho biết thêm rằng hành vi này cho thấy chuột chù đang tối ưu hóa các yếu tố khác chứ không chỉ thời gian lặn. Xét đến việc chúng là loài săn mồi dưới nước rất thành thạo, thì mục đích của việc tăng nhiệt độ cơ thể có lẽ nhằm nâng cao hiệu quả tìm kiếm thức ăn.
Những động vật lặn lớn, như hải cẩu và chim cánh cụt, đã được nghiên cứu rộng rãi, nhưng những phát hiện mới cho thấy các động vật lặn nhỏ cũng đáng được quan tâm.
So với các loài động vật hữu nhũ biết lặn khác, chuột chù mang lượng ôxy ít nhất dưới nước và dùng hết ôxy nhanh nhất. Những lần lặn điển hình do đó chỉ kéo dài 5 - 7 giây. Quá nhỏ cũng làm cho chúng bị mất nhiệt nhanh nhất.
Chuột chù làm ấm cơ thể chính xác như thế nào vẫn chưa được biết. Thường chuột chù tăng nhiệt độ cơ thể trong khi chúng chỉ đơn giản là ngồi bất động ở mép nước trước khi lặn. Các nhà nghiên cứu tin rằng chuột chù run hoặc sử dụng mỡ nâu để tạo ra nhiệt.
Trong khuôn khổ cuộc nghiên cứu, các chuyên gia đã quan sát thấy hành vi của chuột chù khi lặn vào trong nước với nhiều nhiệt độ khác nhau. Họ so sánh độ dài của những lần lặn của chuột chù trong nước ấm và nước lạnh, đồng thời theo dõi nhiệt độ cơ thể của chuột trước, trong và sau khi lặn.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?
Liệu bạn có chết nếu nuốt vào miệng một con nhện độc và còn sống? Nó có cắn các cơ quan bên trong cơ thể bạn hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết này.

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật
Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay
Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

Tại sao một số động vật vẫn "nhảy múa" dù bị cắt rời một bộ phận?
Đã bao giờ bạn sốc khi nhìn thấy những cái chân ếch bị cắt rời nhưng vẫn cử động chưa? Nguyên nhân tại sao và làm thế nào dù không có bộ não cũng như hệ thần kinh điều khiển nhưng một số bộ phận như thân, chân... có thể "nhảy múa" được?

Những hiện tượng bí ẩn thú vị trong thế giới động vật
Thế giới xung quanh ta vẫn còn rất nhiều bí ẩn mà con người chưa khám phá hết. Một trong số đó là những bí ẩn thú vị về thế giới động vật mà ngay đến cả những chuyên gia cũng không thể nào ngờ tới.

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?
Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.
