Khám phá cuộc sống kỳ lạ dưới lòng đất của chuột chũi khỏa thân

Chuột chũi Đông Phi, hay còn được biết đến nhiều hơn với biệt danh "chuột chũi khỏa thân", là loài chuột hầu như không có biểu hiện của sự lão hóa. Chúng sống lâu gấp 9 lần các loài chuột có kích thước tương đương và hiếm khi mắc ung thư. Phần lớn hành vi của chúng cũng rất kỳ lạ.

  • Kỳ dị loài "sinh vật lạ" trẻ mãi không già
  • Bí quyết sống lâu của loài chuột chũi châu Phi?

Cuộc sống kỳ lạ dưới lòng đất của chuột chũi khỏa thân

Chuột chũi khỏa thân sống cả cuộc đời gần như trong bóng tối hoàn toàn. Chúng đi lại, len lỏi giữa một mạng lưới hang và hầm ngầm dưới mặt đất.

Bên trong thế giới tối đen của mình, loài sinh vật này đã phát triển một xã hội có tôn ti, trật tự, với nhiều điểm tương đồng với xã hội của loài ong hoặc kiến hơn so với cấu trúc xã hội điển hình của động vật có vú.

Đứng đầu cộng đồng chuột chũi khỏa thân là một nữ hoàng khỏe mạnh và có cơ thể tương đối dài. Nữ hoàng là mẹ của mọi cá thể khác trong vương quốc, với dân số có thể dao động từ vài chục đến vài trăm.

Chừng nào nữ hoàng còn sống, nó và một vài con chuột đực được tuyển chọn là những cá thể duy nhất đảm nhận việc sinh đẻ. Nữ hoàng ngăn các cá thể còn lại trong vương quốc giao phối thông qua sự hăm dọa. Cuộc sống của những "phó thường dân" này luôn là làm việc và không được hưởng thú vui tình dục.

Một số con chuột được phân công làm binh lính bảo vệ vương quốc trước những con chuột chũi đối địch hoặc kẻ thù ăn thịt. Chúng chỉ cần đánh hơi rất nhanh là phân định được "người nhà" hay "kẻ ngoại bang".

Các con chuột khác có nhiệm vụ trông nom các hang sạch sẽ, đào các đường hầm và tìm kiếm thức ăn.

Các răng cửa to lớn của chúng thực tế nằm ở bên ngoài miệng, nên chúng có thể đào bới mà không ăn phải đất. Chúng đào bới hang theo nhóm. Con chuột giữ vai trò trưởng nhóm sẽ đục khoét, trong khi những con còn lại chuyển đất ra khỏi hang và đưa lên trên mặt đất. Việc đi tới hoặc đi lui đều như nhau.

Mặc dù chuột chũi khỏa thân gần như bị mù, nhưng những chiếc lông đặc biệt trên cơ thể dẫn đường cho chúng và tiết lộ chúng đang đi đâu.

Ngay cả khi đang di chuyển trong các đường hầm, địa vị của mỗi cá thể chuột chũi khỏa thân trong hệ thống phân cấp bậc xã hội cũng rất rõ thấy. Những thành viên địa vị cao hơn đi con đường ở phía trên cao, trong khi những thành viên cấp bậc thấp hơn luồn lách ở phía dưới.

Các đường hầm của chúng chỉ rộng vài cm, nhưng toàn bộ vương quốc có thể trải dài tới 1km. Tất cả đều nhằm tìm kiếm nguồn thức ăn chính của chuột chũi khỏa thân - các loại củ nằm rải rác khắp vùng thảo nguyên.

Một trong những rễ cây khổng lồ này có thể nuôi sống cả vương quốc trong 2 - 3 tuần. Và mặc dù xã hội của chúng được phân cấp bậc nghiêm ngặt, mọi cá thể đều bình đẳng trong lĩnh vực ăn uống.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Cũng như các ngày lễ khác, trong lễ Halloween, người ta thường ăn một số món ăn đặc trưng và mang ý nghĩa đặc biệt cho dịp này.

Đăng ngày: 25/10/2018
Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Về cơ bản, ngao Tây Tạng (hoặc ngao Tạng) nổi tiếng vì khả năng trung thành tuyệt đối với chủ nhân. Đó là một trong những đặc điểm giúp chúng trở thành loài chó đắt nhất thế giới trong nhiều năm liền.

Đăng ngày: 20/07/2018
Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Quạ là loài chim có tập tính xã hội cao và chúng vẫn tiếp tục quan hệ gắn bó cả sau khi chết. Những con quạ sống thường tụ tập và kêu ầm ỹ gần xác đồng loại, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018

"Điểm mặt chỉ tên" những "hung thần" mạnh không kém chó ngao Tây Tạng

Bản tính hung dữ một phần nào đó vẫn tồn tại trong những loài chó đã được thuần dưỡng hiện nay.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể

Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể "vô tư" leo tường vào nhà dân mà chẳng ai sợ - vì sao?

Chúng có thể bơi lội dưới những kênh rạch bao quanh các khu dân cư hay trèo lên các ngôi nhà cao tầng của Nhật Bản để tìm kiếm con mồi yêu thích.

Đăng ngày: 19/07/2018
Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Loài rắn mới này được đặt tên là "Bandy-Bandy". Do đặc tính sống chui lủi trong hang, các nhà khoa học Úc rất bất ngờ khi vấp phải nó tại một khu vực gần biển.

Đăng ngày: 18/07/2018
Mò vào hang săn con non, rắn hổ mang bị cầy mangut xé xác

Mò vào hang săn con non, rắn hổ mang bị cầy mangut xé xác

Rắn là chuyên gia đột nhập vào hang hẹp, nơi cầy mangut giấu con non. Khi linh do thám phát hiện có rắn chúng sẽ cất tiếng kêu cảnh báo. Cả bầy kéo tới nghênh chiến kẻ thù.

Đăng ngày: 18/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News