Khám phá hiện tượng tia chớp lục ma quái
Tia chớp lục là hiện tượng quang học xảy ra ngay sau khi hoàng hôn hoặc trước bình minh. Người quan sát sẽ thất một điểm màu xanh lục (xanh lá cây) xuất hiện khoảng 1 hoặc 2 giây ngay trên đỉnh của Mặt trời, hoặc có thể như một tia sáng màu xanh lá cây phóng lên từ điểm Mặt trời lặn. Tia chớp lục cũng có thể xuất hiện khi Mặt Trăng hay các hành tinh sáng như Sao Kim và Sao Mộc mọc hoặc lặn ở chân trời.
Tia chớp lục có thể được quan sát từ bất kỳ độ cao nào (thậm chí là từ một máy bay). Hiện tượng này thường được nhìn thấy ở những nơi mà tầm nhìn đến chân trời không bị cản trở, chẳng hạn như vùng biển.
Tia chớp lục thực chất là một hiện tượng quang học.
Nguyên nhân chủ yếu hình thành hiện tượng tia chớp lục là do Ánh sáng Mặt trời (trắng) khi đi qua khí quyển của Trái Đất sẽ bị khúc xạ tùy theo bước sóng của tia sáng và phân tách thành những màu sắc quang phổ. Tia sáng màu xanh lam bị khúc xạ nhiều nhất, kế đó là màu xanh lục rồi vàng và đỏ.
Khi Mặt trời lặn còn nhú lên khoảng 1/60 đường kính Mặt trời ở chân trời, có thể quan sát thấy những viền Mặt trời có màu thay đổi từ đỏ đến xanh lam. Khi viền màu đỏ sau đó là màu vàng biến mất, thì viền màu xanh lục và màu xanh lam vẫn còn ở chân trời, tuy nhiên, màu xanh lam bị tán xạ rất nhiều trong khí quyển, cho nên khó thấy được. Chỉ có màu xanh lục (trong quang phổ nằm giữa màu vàng và màu xanh lam) vẫn còn xót lại và thường thấy được trong vòng vài giây.
Tuy nhiên, trong điều kiện thuận lợi, cũng có thể quan sát thấy những tia chớp màu xanh lam hoặc thậm chí là màu tím.
Các giai đoạn của hiện tượng tia chớp lục
Một hiện tượng tự nhiên tương tự khác là sét xanh (Blue Jet). Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa giải thích được hiện tượng bí ẩn này. Nguyên nhân đầu tiên là do chúng có màu xanh trong khi các hiện tượng thuộc khí quyển có màu xanh rất khó nghiên cứu, bởi bầu khí quyển thường tán xạ mạnh ánh sáng xanh. Tiếp đến, sét xanh thường rất hiếm khi xảy ra.
Một nhà khoa học nhận định, các cơn bão thường có dòng vận động thẳng đứng khá mạnh giúp đẩy những đám mây giông lên cao. Đây có thể là điều kiện để sinh ra sét xanh, nhưng các nhà khoa học vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn.

Khám phá 5 xoáy nước khổng lồ trên thế giới
Xoáy nước là hiện tượng tự nhiên tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, tuy nhiên cũng tạo nên cảnh quan kỳ thú, thu hút du khách khám phá.

Hầu hết chúng ta hiểu sai về mối liên hệ giữa IQ và độ tuổi
Nhiều người trong chúng ta hẳn đều có suy nghĩ khi cơ thể già đi, trí tuệ cũng sẽ bớt minh mẫn hơn; nhưng có thật như vậy không? Đó có phải là một thứ có thể đo đạc được?

Sự thật bất ngờ: Nhìn như tổ chim, nhưng thực ra đây lại là dung nham núi lửa!
Có thể bạn đang nghĩ rằng những hình ảnh dưới đây là một tổ chim - nhưng không, đây là dung nham đến từ núi Kilauea của Hawaii.

"Thế giới của những người khổng lồ băng" ẩn mình trên dãy Alps: Đẹp mê đắm lòng người!
Sâu bên trong dãy Alps (An-pơ) - một trong những dãy núi dài nhất, lớn nhất châu Âu - tồn tại những " hòn ngọc" đẹp mê đắm lòng người.

Các lục địa trên Trái đất thay đổi thế nào sau 250 triệu năm?
Đồ họa của Tech Insider cho thấy các lục địa sẽ hợp nhất thành một dải đất duy nhất trong vòng 250 triệu năm tới.

Sự thật về nguồn gốc của các món ăn nổi tiếng trên thế giới
Ít ai biết được rằng, những món ăn đại diện cho ẩm thực một quốc gia lại có nguồn gốc từ đất nước hay thậm chí là châu lục khác.
