Khám phá món ăn đặc trưng của người Ai Cập cổ đại
Bằng cách đo đồng vị carbon của các xác ướp Ai Cập sống trong giai đoạn 3.500 TCN và 600, nhóm các nhà nghiên cứu Pháp đã phát hiện ra thực đơn ăn của những người Ai Cập cổ đại xưa.
Theo đó, các chuyên gia phát hiện, ăn nhiều thịt là một hiện tượng gần đây còn những người Ai Cập ở trong nền văn hóa cổ đại có xu hướng ăn chay nhiều hơn.
Bánh mì, trái cây, rau quả như cà tím, tỏi là những món ưa thích mà người Ai Cập cổ xưa. Thịt và cá là những loại thực phẩm ít được người Ai Cập cổ đại hưởng ứng.
Người dân thường ăn một loại bánh mì duy nhất là bánh mì không men, hành và đôi khi là cá. Họ uống đồ uống lên men và rất hiếm khi được ăn thịt bò, ngoại trừ các ngày lễ hoặc do các Pharaoh ban cho.
Thức ăn của người giàu có thì đa dạng hơn nhiều, họ có khoảng 15 loại bánh mì khác nhau trong bữa ăn của mình, ăn kèm các loại rau phổ biến như: đậu lăng, rau diếp, dưa chuột, hành tây và củ cải. Các loại thịt từ gia súc, cừu, dê và lợn cũng thường có mặt trong bữa ăn.
Alexandra Touzeau - người đứng đầu nhóm nghiên cứu tại ĐH Lyon cho biết: "Sau khi tiến hành nghiên cứu 45 xác ướp được chuyển tới bảo tàng Lyon (Pháp) trong thế kỷ XIX, chúng tôi đã phát hiện được một số điểm thú vị về xương, răng, cũng như tóc, nguồn collagen, protein trong những mẫu vật này".
Để tìm ra được bí mật này, nhóm chuyên gia đã đo đồng vị carbon 13 trong xương, men răng, tóc và so sánh với các kết quả thu được trước đó. Tóc hấp thụ một tỷ lệ lượng đạm động vật cao hơn xương, răng.
So sánh với mẫu tóc của xác ướp tương ứng được tìm thấy trong tóc của người ăn chay hiện đại châu Âu, các chuyên gia phát hiện ra nhiều điểm tương đồng. Do đó, nhóm nghiên cứu khẳng định người Ai Cập cổ đại chủ yếu là ăn chay.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cũng hơi bất ngờ khi thấy rằng: "Chế độ ăn uống của người Ai Cập cổ xưa không mấy thay đổi theo thời gian. Mặc dù ở trong khu vực sông Nile, nhiều người tin rằng, người Ai Cập cổ sinh sống dọc theo sông Nile sẽ tiêu thụ cá với số lượng lớn. Nhưng sự thật là cá lại không xuất hiện quá nhiều trong mỗi bữa ăn hàng ngày".
Kate Spence - một nhà khảo cổ học và chuyên gia về Ai Cập cổ đại chia sẻ: "Có rất nhiều hình ảnh trong các bức phù điêu chỉ ra người Ai Cập cổ đánh bắt cá nhưng cá lại không phải là món ăn ưa thích của họ thì quả là một điều lạ".
Nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Khảo cổ khoa học.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Những điều nhầm tưởng về khủng long
Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.

Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17
Trong bức tranh "Mr. Pynchon and the Settling of Springfield" người này đang cầm một đồ vật trên tay phải, trông rất giống tư thế người thời nay cầm smartphone và vuốt màn hình bằng ngón cái.

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.
