Khám phá những hiện tượng tự nhiên vô cùng độc đáo
Vũ trụ, tự nhiên vẫn luôn chứa đựng những bí ẩn chưa có lời giải đáp. Có những hiện tượng xảy ra thường xuyên nhưng có những hiện tượng vô cùng độc đáo mà phải rất may mắn, bạn mới có cơ hội chứng kiến.
Tìm hiểu những hiện tượng thiên nhiên độc đáo
Tuyết đa sắc
Ở nhiều nơi trên thế giới tuyết được tìm thấy có màu nâu, tím thậm chí màu đen, và được gọi là tuyết đa sắc. Tuyết đa sắc được tạo ra do sự kết hợp của các đám mây tuyết bình thường với lượng lớn bụi có trong không khí. Loại tuyết này rất có hại với sức khỏe nếu hít phải.
Vầng hào quang
Vầng hào quang hình thành do ánh sáng chiếu qua các đám mây tầng cao chứa tinh thể băng nên bị khúc xạ. Đôi khi trên vầng hào quang có một vài chỗ sáng hơn hẳn, tạo thành "các Mặt Trời giả". Hiện tượng này cũng xuất hiện ở mặt trăng hoặc những hành tinh sáng, ví dụ như sao Kim.
Mây xà cừ
Mây xà cừ trông giống như những tấm màng mỏng, nhẹ nhàng cuộn lại rồi bung ra, trải rộng ra rồi sau đó co lại trên bầu trời nhá nhem sáng tối.
Mây xà cừ thường được hình thành ở những khu vực cực kỳ lạnh của tầng bình lưu thấp, với độ cao từ 15-25km, ngay bên trên những đám mây thuộc tầng đối lưu. Lý do khiến chúng tỏa sáng mạnh mẽ trước bình minh và sau hoàng hôn là do ở những độ cao đó, chúng vẫn được ánh sáng mặt trời chiếu vào.
Hiện tượng này là hậu quả trực tiếp của việc con người thải ra không khí quá nhiều khí methane, phản ứng với ozone và hình thành nên mây clo. Sự xuất hiện của mây xà cừ là dấu hiệu đáng lo ngại cho thấy hiện tượng Trái đất đang ấm dần lên.
Siêu khúc xạ
Là hiện tượng thiên nhiên hiếm gặp trong đó các tia sáng bị bẻ cong khi hướng tới bề mặt Trái Đất. Siêu khúc xạ cho phép chúng ta nhìn thấy khung cảnh tuyệt đẹp ở khoảng cách rất xa mà trong điều kiện bình thường không nhìn thấy được.
Cầu vồng lửa
Thực chất, hiện tượng cầu vồng lửa không hề liên quan đến cầu vồng hay lửa. Cầu vồng lửa là hiện tượng quang học đặc biệt, có dạng dải nhiều màu song song với đường chân trời (còn gọi là mây ngũ sắc). Hiện tượng này xảy ra khi các đám mây mang nhiều nước có kích thước gần như đồng nhất. Những đám mây này làm nhiễu xạ hoặc bẻ cong ánh sáng, khiến ánh sáng chiếu theo các bước sóng, hoặc màu sắc khác nhau.
Cột Mặt Trời
Hiện tượng tự nhiên này xảy ra khi Mặt Trời lặn, ánh sáng của nó phản chiếu lên những tầng mây băng giá khác nhau trên tầng cao khí quyển và tạo thành cột ánh sáng cao lên tới bầu trời. Tương tự cũng có thể thấy cột Mặt Trăng.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).
