Khảo cổ bình sữa hình lợn đất thời cổ đại
Các nhà khảo cổ học người Ý cho rằng, con lợn đất nung này được sử dụng như bình sữa cho trẻ em thời hiện đại.
Vừa qua, các nhà khảo cổ học người Ý trong lúc khai quật một khu mộ ở Taranto ở Puglia đã phát hiện ra nhiều hài cốt cùng vật dụng khá đặc biệt. Nổi bật nhất trong số vật dụng tìm được là một con heo đất nung cổ xưa, được sử dụng như bình sữa cho trẻ em hiện đại. dỗ dành bé ngủ sau bữa ăn.
Qua nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy, những vật dụng này có niên đại khoảng 2.400 năm, là đồ dùng của người dân Messapian - một nhóm bộ tộc di cư từ Illyria (một khu vực ở phía Tây bán đảo Balkan) vào khoảng năm 1.000 TCN.
Với đôi tai nhọn và đôi mắt giống như con người, con heo đất nung này dường như được dùng để dỗ dành các bé ngủ sau bữa ăn
Trong ngôi mộ này, nhà khảo cổ học còn phát hiện hài cốt của nhiều người, đồ vật dụng như lọ, đèn... hai bức tượng đất nung mô tả người phụ nữ cùng vô số mảnh xương chất đống trong một góc. Nhà khảo cổ học Arcangelo Alessio cùng đồng sự đã làm sạch và phục dựng lại nhiều đối tượng nhằm nghiên cứu cách thức được chôn cất của họ.
Sự xuất hiện của chiếc bình cho trẻ em ăn được các nhà khảo cổ học phỏng đoán, đây là ngôi mộ của một cô gái trẻ
Qua đó, ông Alessio phán đoán rằng, các đối tượng nam sẽ được chôn cất ở khu vực được sơn màu đen cùng lưỡi sắt con dao để cạnh, trong khi đó, ở phần chôn cất nữ giới có một chiếc bình gốm của người Messapian.
Hiện, các nhà khảo cổ học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu nhằm hiểu hơn về tập quán sinh hoạt, chôn cất của người Messapian xưa.