Khi con người dồn đại dương đến đường cùng

Con người đang gây tổn thương cho các đại dương. Hiện nay biển cả đang gây ra những hiểm họa trả đũa. Khoảng 3 tỷ người đang sống trong khoảng 100 dặm (160km) thuộc các vùng biển, con số có thể tăng gấp đôi trong thập niên kế tiếp khi con người sống quây quần trên những thành phố ven biển.

Các đại dương sản xuất mỗi năm 3.000 tỷ USD những hàng hóa và dịch vụ cũng như những giá trị chưa kể đến đối với sinh thái của trái đất. Cuộc sống không thể tồn tại mà không có những nguồn tài nguyên khổng lồ từ đại dương. Thậm chí chúng còn đang trở nên quan trọng hơn nữa so với trước đây đối với con người.

Việc khai thác mỏ bắt đầu dưới thềm biển, dài 200 hải lý (370km) ngoài khơi. Mười chín giấy phép thăm dò đã được cấp. Những tuyến tàu biển mùa nghỉ hè mới đang mở ra trên khắp Bắc Băng Dương. Các nguồn tài nguyên biển hứa hẹn một sản lượng dược phẩm cao: con số các bằng sáng chế vẫn tăng lên 12% mỗi năm. Một cuộc nghiên cứu cho thấy nguyên liệu di truyền có đặc tính chống ung thư từ các đại dương nhiều hơn hàng trăm lần so với trên mặt đất.


Ảnh: blooplanet.com

Nhưng những phát triển này vẫn còn nhỏ nhoi so với những áp lực lớn hơn đang tái định hình lại trái đất, cả trên đại dương lẫn đất liền. Từ lâu chúng ta vẫn biết rõ rằng con người đang gây tổn thương các đại dương, bằng chứng là sự tan chảy của băng Bắc Cực vào mùa hè, sự lan rộng các khu vực chết thiếu oxygen và sự khai tử của các rặng san hô. Hiện nay, hậu quả của các tổn hại đang bắt đầu lan tràn từ bờ biển vào đất liền.

Thái Lan là một ví dụ rõ nét. Trong thập niên 1990, họ đã phát quang những khu đầm lầy đước ven biển để làm các trại nuôi tôm. Trận bão ập đến từ đại dương năm 2011, trước đó không lâu còn bị chặn lại bởi những đầm đước, đã tràn vào làm ngập lụt khu trung tâm công nghiệp của Thái Lan, gây tổn thất hàng tỷ đôla. Nghiêm trọng hơn là sự quản lý tồi các nguồn cung cấp cá toàn cầu.

Khoảng 3 tỷ người trên trái đất cần có 1/5 số protein của họ đến từ nguồn cá, khiến nó trở thành một nguồn protein quan trọng hơn thịt bò. Nhưng vòng luẩn quẩn đang phát triển khi những nguồn cung cấp cá bị co rút lại và những ngư dân vẫn tiếp tục tranh nhau đánh bắt những gì họ còn có thể khai thác được.

Theo Tổ chức Lương nông Liên hiệp quốc (FAO), 1/3 nguồn cung cấp cá trong các đại dương đã bị khai thác thái quá; một số người ước tính rằng tỷ lệ là hơn một nửa. Một cuộc thăm dò cho thấy những nguồn sinh vật cung cấp thịt lớn, chẳng hạn như cá ngừ, cá kiếm và cá cờ, có thể đã bị giảm đến 90% từ thập niên 1950.

Nhưng những thay đổi đối với việc điều tiết thu hoạch trên các đại dương vẫn không là gì so với hai sự cố tệ hại nhất, cả hai đều diễn ra trên đất liền: quá trình acid hóa và sự ô nhiễm. Nhưng niềm hy vọng duy nhất của nhân loại vẫn là cải thiện những hoạt động trên các đại dương, môi trường đang chiếm một nửa bề mặt của trái đất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 28/06/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 25/06/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 23/06/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 22/06/2025
Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Đăng ngày: 18/06/2025
Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.

Đăng ngày: 17/06/2025
Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Thực sự chưa bao giờ, người ta ý thức tới một mối nguy hiểm tiềm tàng khác đang "lớn dần", đó là sự ô nhiễm ánh sáng.

Đăng ngày: 15/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News