Khỉ đột bạch tạng là sản phẩm của loạn luân
Chú khỉ đột duy nhất từng được biến đến trên thế giới ra đời do cuộc hôn phối loạn luân giữa cha mẹ nó, theo một nghiên cứu mới.
Chú khỉ đột có tên Snowflake (Hoa tuyết) từng nổi tiếng khắp thế giới là cá thể bạch tạng duy nhất của loài. Theo các nhà bảo tồn, Snowflake chào đời nơi hoang dã với chứng bạch tạng bẩm sinh - một rối loạn về gene khiến chú khỉ đột này thiếu chất sắc tố trên da và lông.
Người dân đã bắt được Snowflake ở vùng Guinea xích đạo năm 1966. Chú khỉ đột hiếm gặp sau đó đã sống suốt 40 năm tại vườn thú Barcelona (Tây Ban Nha) cho tới khi qua đời vì bệnh ung thư da vào năm 2003.
Khỉ đột bạch tạng Snowflake khi còn sống tại vườn thú Barcelona. (Ảnh: Daily Mail)
Vẻ ngoài dị thường từng giúp Snowflake được chọn xuất hiện trên bìa album Rooty năm 2001 của nhóm nhạc nhảy Basement Jaxx.
Trước khi chết, người ta đã lấy một mẫu máu của Snowflake đem đông lạnh để bảo quản. Các nhà khoa học đã tiến hành phân tích mẫu máu đông lạnh này và giải trình tự bộ gene của chú khỉ đột lừng danh vào năm 2012.
Theo bài viết trên tạp chí BMC Genomics, nhóm nghiên cứu do chuyên gia Tomas Marques-Bonet đến từ Đại học Pompeu Fabra (Tây Ban Nha) dẫn đầu, đã so sánh bộ gene của Snowflake với bộ gene của những con khỉ đột không bị bạch tạng khác để tìm ra nguyên nhân căn bệnh rối loạn gene của nó.
Nhóm nghiên cứu xác định, chứng bạch tạng của Snowflake do mình gene SLC45A2 gây ra và thừa hưởng đột biến trực tiếp từ cha mẹ. Khi phân tích sâu hơn, họ phát hiện, cha mẹ của Snowflake có quan hệ huyết thống gần gũi với 12% ADN giống hệt nhau, ám chỉ chúng có thể là chú - cháu gái ruột.
Khám phá trên là bằng chứng đầu tiên về chuyện "yêu" loạn luân ở loài khỉ đột sinh trưởng ở vùng đất thấp của phương tây. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Marques-Bonet nhấn mạnh rằng, một số phân loài khỉ đột có dân số ít ỏi thường giao phối lẫn nhau để bảo tồn nòi giống hoặc do thiếu sự lựa chọn.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?
Liệu bạn có chết nếu nuốt vào miệng một con nhện độc và còn sống? Nó có cắn các cơ quan bên trong cơ thể bạn hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết này.

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật
Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay
Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

Tại sao một số động vật vẫn "nhảy múa" dù bị cắt rời một bộ phận?
Đã bao giờ bạn sốc khi nhìn thấy những cái chân ếch bị cắt rời nhưng vẫn cử động chưa? Nguyên nhân tại sao và làm thế nào dù không có bộ não cũng như hệ thần kinh điều khiển nhưng một số bộ phận như thân, chân... có thể "nhảy múa" được?

Những hiện tượng bí ẩn thú vị trong thế giới động vật
Thế giới xung quanh ta vẫn còn rất nhiều bí ẩn mà con người chưa khám phá hết. Một trong số đó là những bí ẩn thú vị về thế giới động vật mà ngay đến cả những chuyên gia cũng không thể nào ngờ tới.

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?
Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.
