Khi sa mạc ở Chile trở thành bãi rác "sân sau của cả thế giới"
Hiện nay, sự sống trên sa mạc Atacama đang bị đe dọa bởi những núi rác đổ đến đây từ khắp nơi trên thế giới.
Sa mạc Atacama là một trong những vùng đất khô hạn nhất thế giới. Dường như không gì có thể sống được ở đây, nhưng thực ra sa mạc này lại có một hệ sinh thái độc đáo và dễ bị tổn thương.
Nhà hoạt động vì môi trường người Chile Paulin Silva đang đi giữa các đống quần áo, giày dép, lốp xe, và cả những chiếc xe cũ… bao phủ sa mạc Atacama rộng lớn ở miền Bắc Chile.
Chị Paulin Silva nói: "Đây là những núi quần áo, vùi trong đất".
Như lời của Thị trưởng thị trấn Alto Hospicio nằm ở sa mạc này, nơi đây đã trở thành "sân sau của cả thế giới".
Ông Patricio Ferreira, FERREIRA, Thị trưởng thị trấn Alto Hospicio, cho biết: "Chúng tôi cảm thấy bị bỏ rơi. Cảm thấy đất đai của mình bị đem ra làm vật hy sinh. Nhưng tôi khẳng định rằng những người vô đạo đức đã đổ rác đến đây… Không ai nhận thức được rằng cần phải giải quyết vấn đề này".
Núi rác khổng lồ trên sa mạc Atacama. (Ảnh: The Independent)
Chile từ lâu đã là nơi tập trung đồ cũ hoặc đồ không bán được ở châu Âu, châu Á, Mỹ. Những đồ này được bán lại ở khắp Mỹ Latin, hoặc bị đổ bỏ ở sa mạc Atacama.
Ngành thời trang nhanh đáp ứng nhu cầu thay mới không ngừng nghỉ của khách hàng. Do đó, nếu tính riêng năm 2021, hơn 46.000 quần áo cũ đã bị đổ về Chile. Chứa toàn hóa chất, mất 200 năm mới phân hủy, những quần áo này làm ô nhiễm đất, không khí và nước ngầm ở đây.
Ông Carlos Cornejo, người dân địa phương, ngậm ngùi: "Nghèo thì đành phải sống chung với tình trạng ô nhiễm này thôi".
- 10 loài vật có tuổi thọ ngắn nhất thế giới
- Kinh ngạc trước tài ngụy trang đỉnh cao của các loài động vật trong tự nhiên
- Vệ tinh Mỹ gây lo ngại vì sáng hơn 99,8% sao trên trời