Vệ tinh Mỹ gây lo ngại vì sáng hơn 99,8% sao trên trời

Vệ tinh thử nghiệm BlueWalker 3 với ăng-ten phản xạ khổng lồ rộng 64m2 có độ sáng lớn, gây trở ngại cho việc quan sát thiên văn.

BlueWalker 3, vệ tinh của công ty Mỹ AST SpaceMobile, sáng hơn 99,8% những ngôi sao có thể nhìn thấy bằng mắt thường, New Scientist hôm 26/11 đưa tin. BlueWalker 3 phóng lên hồi tháng 9 nhằm thử nghiệm một công nghệ kết nối di động, bao gồm cả Internet 4G hoặc 5G, trực tiếp từ vệ tinh tới điện thoại, giúp phủ sóng những khu vực xa xôi.


Ăng-ten phản xạ 64m2 của vệ tinh BlueWalker 3 sau khi triển khai trên quỹ đạo. (Ảnh: AST SpaceMobile)

Theo kế hoạch, AST SpaceMobile sẽ phóng thêm 100 vệ tinh khác mang tên BlueBird. CEO của AST SpaceMobile, Abel Avellan, cho biết, các vệ tinh Bluebird có thể lớn gấp đôi Bluewalker 3. Điều này sẽ khiến chúng thậm chí còn sáng hơn.

Các nhà thiên văn lo ngại BlueWalker 3 với ăng-ten phản xạ rộng 64 m2 và các vệ tinh Bluebird có thể gây trở ngại cho thiên văn học do tạo ra những vệt sáng trên ảnh chụp từ kính viễn vọng dưới mặt đất.

Trong 64 ngày sau khi phóng BlueWalker 3, nhà thiên văn Anthony Mallama cùng các đồng nghiệp theo dõi độ sáng của nó từ Trái đất, sử dụng ống nhòm để quan sát vệ tinh thử nghiệm và so sánh nó với các ngôi sao có độ sáng đã biết. Vào thời điểm vệ tinh phản xạ mạnh nhất - lúc Mặt trời mọc và lặn - họ nhận thấy nó đạt mức +1,5 trên thang đo độ sáng biểu kiến (số càng nhỏ thì vật thể càng sáng).

"Chỉ 14 ngôi sao trên bầu trời đêm sáng hơn mức +1,5. Điều đó nghĩa là trong các điều kiện điển hình, BlueWalker 3 sáng hơn 99,8% số sao có thể nhìn thấy bằng mắt thường", John Barentine tại công ty Mỹ Dark Sky Consulting cho biết.

Sự phản chiếu của Bluebird lúc bình minh và hoàng hôn có thể làm thay đổi bầu trời với những người ngắm sao, đồng thời ảnh hưởng đến các sự kiện văn hóa dựa vào những ngôi sao và chòm sao trên bầu trời vào hai thời điểm này, theo chuyên gia Aparna Venkatesan tại Đại học San Francisco, California. "Cuối cùng, những vệ tinh này sẽ xuất hiện ở độ cao lớn hơn, phía trên đường chân trời, và được nhìn thấy trong thời gian dài hơn khi chúng đạt đến quỹ đạo cao hơn theo đúng kế hoạch", bà nói.

"Chúng tôi mong muốn sử dụng những công nghệ và chiến lược mới nhất để giảm tối đa tác động đến thiên văn học. Chúng tôi đang tích cực làm việc với các chuyên gia về những cải tiến mới nhất, bao gồm vật liệu chống phản chiếu", phát ngôn viên tại AST SpaceMobile cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Đăng ngày: 05/04/2025
Nếu Mặt trời đột ngột biến mất, chuyện gì sẽ xảy ra? Khoa học vào cuộc, kết quả bất ngờ!

Nếu Mặt trời đột ngột biến mất, chuyện gì sẽ xảy ra? Khoa học vào cuộc, kết quả bất ngờ!

Nếu không có Mặt trời giữ Trái ddất trên quỹ đạo, hành tinh của chúng ta có thể sẽ bắt đầu trôi vào không gian. Trong khi đó nhân loại phải cố gắng sống sót một cách tuyệt vọng.

Đăng ngày: 03/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/04/2025
NASA/ESA chụp được

NASA/ESA chụp được "cánh cổng mở vào vũ trụ khác"

Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được hình ảnh ngoạn mục từ vùng vũ trụ xa xôi cách chúng ta tận 1.350 năm ánh sáng.

Đăng ngày: 02/04/2025
Ảnh sốc từ NASA/ESA:

Ảnh sốc từ NASA/ESA: "Cửa sổ" vượt thời gian 2 tỉ năm cho chúng ta?

Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được một vòng ánh sáng khổng lồ là 2 thiên hà va chạm.

Đăng ngày: 01/04/2025
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 31/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News