Ra mắt Bluewalker 3 - Vệ tinh liên lạc lớn nhất thế giới

Vệ tinh Bluewalker 3 có hệ thống ăngten rộng 64m2 được thiết kế để cung cấp kết nối băng thông rộng 5G cho các thiết bị di động trên mặt đất.

Vệ tinh Bluewalker 3, vệ tinh thử nghiệm của AST SpaceMobile ở Texas, triển khai hệ thống ăngten liên lạc thương mại lớn nhất trong không gian ở quỹ đạo thấp của Trái đất, theo thông báo hôm 15/11 từ công ty. Vệ tinh này phóng trên tên lửa Falcon 9 của SpaceX hồi tháng 9.

Hệ thống ăngten liên lạc rộng 64m2 được thiết kế để cung cấp trực tiếp kết nối mạng 5G với các thiết bị di động thông qua tần số tiêu chuẩn 3GPP. Theo thông báo, vệ tinh có trường quan sát rộng hơn 777.000km2 trên bề mặt Trái đất.

"Mọi người có quyền truy cập băng thông rộng của mạng di động, bất kể họ sống ở đâu. Mục tiêu của chúng tôi là thu hẹp khoảng cách kết nối đang ảnh hưởng tới hàng tỷ người trên thế giới", Abel Avellan, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành AST SpaceMobile, cho biết. "Việc triển khai thành công BlueWalker 3 là một bước tiến lớn hướng tới công nghệ băng thông rộng di động trong không gian và mở đường cho sản xuất các vệ tinh BlueBird".

Ra mắt Bluewalker 3 - Vệ tinh liên lạc lớn nhất thế giới
Vệ tinh có trường quan sát rộng hơn 777.000km2 trên bề mặt Trái đất.

AST SpaceMobile cho biết công ty đã ký thỏa thuận với nhiều nhà vận hành mạng di động như Vodafone Group, AT&T, Orange, Africell, Indosat Ooredoo Hutchison, Bell Canada... Trong vòng vài tháng tới, AST SpaceMobile sẽ bắt đầu chương trình thử nghiệm trên 6 lục địa với một số trong những nhà mạng trên.

Trước đó, các nhà thiên văn học bày tỏ lo ngại chòm vệ tinh Bluebird sẽ phản chiếu ánh sáng Mặt Trời xuống Trái đất, gây ra những vệt mờ trên ảnh thiên văn học và ảnh hưởng tới dữ liệu khoa học. Một số chuyên gia như nhà thiên văn học Cees Bassa cho biết khi BlueWalker 3 mở bộ ăngten khổng lồ, vệ tinh này có thể trở thành một trong những vật thể sáng nhất trên bầu trời đêm.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bùng nổ tia gamma: Dấu hiệu khởi đầu một hố đen mới trong vũ trụ?

Bùng nổ tia gamma: Dấu hiệu khởi đầu một hố đen mới trong vũ trụ?

Một vụ nổ tia gamma luôn đi kèm với một sự kiện ngoạn mục, nhưng thường chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn rồi biến mất.

Đăng ngày: 18/11/2022
Kính thiên văn James Webb chụp ảnh về tiền sao 100.000 năm tuổi

Kính thiên văn James Webb chụp ảnh về tiền sao 100.000 năm tuổi

Kính thiên văn James Webb của NASA đã ghi lại được sự khởi đầu “từng bị che giấu” của một ngôi sao rất trẻ trong quá trình khám phá để tìm kiếm các thiên hà đầu tiên.

Đăng ngày: 18/11/2022
Tàu vũ trụ Mặt trăng sẽ làm gì sau khi phóng thành công?

Tàu vũ trụ Mặt trăng sẽ làm gì sau khi phóng thành công?

Tàu Orion sẽ bay sát bề mặt Mặt trăng hai lần trước khi đốt động cơ để bay trở về Trái đất vào giữa tháng 12, kết thúc nhiệm vụ Artemis 1.

Đăng ngày: 18/11/2022
Đêm nay, Việt Nam chiêm ngưỡng mưa ánh sáng cực đại từ

Đêm nay, Việt Nam chiêm ngưỡng mưa ánh sáng cực đại từ "sư tử trời"

Giai đoạn cực đại của mưa sao băng Leonids - tuôn ra từ phía chòm sao Sư Tử - sẽ rơi vào đêm 17, rạng sáng 18-11 tại Việt Nam.

Đăng ngày: 17/11/2022
Thiên thạch hiếm rơi xuống Trái đất tiết lộ nguồn gốc của nước

Thiên thạch hiếm rơi xuống Trái đất tiết lộ nguồn gốc của nước

Bằng việc phân tích thiên thạch Winchcombe rơi xuống Anh, các nhà khoa học đã tìm thấy nguồn gốc chất hữu cơ, bao gồm cả các khối protein.

Đăng ngày: 17/11/2022
Tàu vũ trụ Orion trong nhiệm vụ Artemis 1 chụp ảnh Trái đất

Tàu vũ trụ Orion trong nhiệm vụ Artemis 1 chụp ảnh Trái đất

Tàu Orion trong nhiệm vụ Artemis 1 chụp ảnh Trái đất khi bay 1/5 quãng đường tới Mặt Trăng ở tốc độ gần 8.800km/h.

Đăng ngày: 17/11/2022
Nhật Bản chuẩn bị phóng tàu đổ bộ nhỏ nhất thế giới thăm dò Mặt trăng

Nhật Bản chuẩn bị phóng tàu đổ bộ nhỏ nhất thế giới thăm dò Mặt trăng

Theo JAXA, tàu đổ bộ Omotenashi sẽ bay vào không gian cùng với Equuleus - vệ tinh nano của Nhật Bản hướng vùng tối của Mặt Trăng trong sứ mệnh Artemis I do Mỹ dẫn đầu.

Đăng ngày: 17/11/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News