Top 3 nhà khoa học Việt vào bảng xếp hạng thế giới

Các phó giáo sư Trần Xuân Bách, Lê Hoàng Sơn và Phùng Văn Phúc được gắn huy hiệu "Rising Star" - ngôi sao khoa học đang lên xuất sắc trên thế giới.

Website Research.com, cổng thông tin điện tử uy tín dành cho các nhà khoa học thế giới, vừa công bố kết quả xếp hạng các nhà khoa học có thành tích xuất sắc trong công bố khoa học. Đây là lần đầu tiên bảng xếp hạng "Best Rising Stars of Science in the World" được công bố.

Bảng xếp hạng gồm danh sách 1.000 nhà khoa học hàng đầu từ tất cả lĩnh vực nghiên cứu chính, trong đó thống kê chỉ xét nhà khoa học có công bố đầu tiên trong 13 năm trở lại đây (tức từ năm 2012 đến nay). Trong số 5 nhà khoa học đang làm việc tại Việt Nam có tên, 3 nhà khoa học trong nước và 2 người nước ngoài.

Trong đó, PGS Trần Xuân Bách, Đại học Y Hà Nội, là nhà khoa học của Việt Nam duy nhất có mặt trong top 10 nhà khoa học đầu bảng (xếp hạng 3), lĩnh vực Y học cộng đồng. Trần Xuân Bách trở thành Phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam ở tuổi 32 năm 2016. Ông có hơn 300 bài báo trên các tạp chí quốc tế được đánh giá cao về khoa học sức khỏe toàn cầu.

Top 3 nhà khoa học Việt vào bảng xếp hạng thế giới
PGS.TS Trần Xuân Bách. (Ảnh: NVCC)

PGS.TS Lê Hoàng Sơn, Đại học Quốc gia Hà Nội, xếp hạng 190, lĩnh vực Khoa học máy tính. PGS Sơn công bố hơn 180 công trình, bài báo trên các tạp chí nước ngoài trong danh mục ISI. Ông lọt vào top 10.000 nhà khoa học xuất sắc của thế giới trong 3 năm liên tiếp 2019, 2020, 2021.

Top 3 nhà khoa học Việt vào bảng xếp hạng thế giới
PGS.TS Lê Hoàng Sơn. (Ảnh: Fb nhân vật)

PGS.TS Phùng Văn Phúc, Đại học Công nghệ TP HCM, xếp hạng 958, lĩnh vực Kỹ thuật cơ khí và Hàng không vũ trụ. PGS Phúc là nhà khoa học Việt quen thuộc trong các bảng xếp hạng thế giới, ông có 4 năm liền vào danh sách 100.000 nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới.

Top 3 nhà khoa học Việt vào bảng xếp hạng thế giới
PGS Phùng Văn Phúc. Ảnh: NVCC

Có hai nhà khoa học thuộc ĐH Tôn Đức Thắng nhưng là người nước ngoài gồm: Mohammad Ghalambaz (xếp hạng 571) và Hossein Moayedi (xếp hạng 773).

Trong bảng xếp hạng này, Trung Quốc là quốc gia có nhiều nhà khoa học nhất (344), sau đó là Mỹ (209), một số quốc gia khác như Australia (41), Đức (38), Hàn Quốc (15), Nhật Bản (4). Người dẫn đầu bảng xếp hạng là Mohsen Sheikholeslami (Iran). Top 10 nhà khoa học dẫn đầu đến từ các quốc gia: Trung Quốc (4), Mỹ (2), Việt Nam, Singapore, Italy, Iran (1).

Top 3 nhà khoa học Việt vào bảng xếp hạng thế giới
5 nhà khoa học đang làm việc tại Việt Nam có mặt trong danh sách. (Ảnh chụp màn hình)

Vị trí một nhà khoa học trong bảng xếp hạng được đánh giá dựa trên chỉ số General H-index (chỉ số đánh giá trên cơ sở các bài báo khoa học và giá trị trích dẫn trên tất cả các chuyên ngành), tỷ lệ đóng góp trong lĩnh vực nhất định, bên cạnh các giải thưởng và thành tựu của họ.

Với đợt xếp hạng lần này, Research.com đã xem xét dữ liệu của 166.880 nhà khoa học có năng suất công bố và trích dẫn hàng đầu thế giới. Chỉ 1.000 nhà khoa học hàng đầu có chỉ số H cao nhất mới được đưa vào bảng xếp hạng (chỉ số H được sử dụng dữ liệu từ Google Scholar và Microsoft Academic Graph). Research.com cho biết, họ cũng đối chiếu chéo và kiểm định từng nhà khoa học thông qua một số tiêu chí phụ khác như số lượng bài báo tại các tạp chí lớn, kỷ yếu hội nghị để xem xét các tác động của họ trong một số chuyên ngành nhất định.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Marcos Rodriguez Pantoja: Người đàn ông được nuôi dưỡng bởi những con sói hoang dã trong 12 năm

Marcos Rodriguez Pantoja: Người đàn ông được nuôi dưỡng bởi những con sói hoang dã trong 12 năm

Marcos Rodriguez Pantoja được mệnh danh là cậu bé người sói của Tây Ban Nha bởi ông đã từng được nuôi dưỡng bởi những con sói.

Đăng ngày: 15/11/2022
Cuộc đời của người đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển

Cuộc đời của người đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển

Năm 1522, lần đầu tiên con người hoàn thành chuyến đi vòng quanh thế giới bằng đường biển.

Đăng ngày: 13/11/2022
Nhà toán học Pytago dạy dỗ những kẻ tham lam chỉ bằng một chiếc cốc đặc biệt

Nhà toán học Pytago dạy dỗ những kẻ tham lam chỉ bằng một chiếc cốc đặc biệt

Với bất kì ai từng cắp sách đến trường, chắc chắn đều biết đến nhà toán học nổi tiếng Pytago.

Đăng ngày: 11/11/2022
Lillian Alling: Người phụ nữ đầu tiên thực hiện chuyến hành trình đi bộ từ New York đến Siberia

Lillian Alling: Người phụ nữ đầu tiên thực hiện chuyến hành trình đi bộ từ New York đến Siberia

Lillian Alling đã thực hiện chuyến hành trình của mình trong khoảng 4 năm, với tổng quãng đường lên tới 5.400 dặm (gần 9.000 km).

Đăng ngày: 11/11/2022
Con chó của Pavlov: Thử nghiệm cách mạng hóa tâm lý học

Con chó của Pavlov: Thử nghiệm cách mạng hóa tâm lý học

Ivan Petrovich Pavlov (1849 – 1936) là một nhà sinh lý học, tâm lý học và thầy thuốc nổi tiếng người Nga. Ông đã được lịch sử thế giới ghi nhận với giải Nobel năm 1904.

Đăng ngày: 11/11/2022
Điều ít biết về người tìm ra thuốc điều trị bệnh máu trắng và AIDS đầu tiên của thế giới

Điều ít biết về người tìm ra thuốc điều trị bệnh máu trắng và AIDS đầu tiên của thế giới

Nhờ phương pháp thiết kế thuốc trúng đích, bà đã góp phần tìm ra thuốc trị bệnh máu trắng, herpes, AIDS và thuốc chống đào thải ghép thận.

Đăng ngày: 05/11/2022
Những điều thú vị về người thực hiện ca ghép thận thành công đầu tiên trên thế giới

Những điều thú vị về người thực hiện ca ghép thận thành công đầu tiên trên thế giới

Bác sĩ phẫu thuật Joseph Muray đã cứu sống một bệnh nhân tên là Ronald Richard bị suy thận rất trầm trọng, qua việc cấy ghép thành công vào cơ thể anh ta một quả thận của người anh trai Ronald Herrich.

Đăng ngày: 04/11/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News