Nhà toán học Pytago dạy dỗ những kẻ tham lam chỉ bằng một chiếc cốc đặc biệt

Không chỉ nổi tiếng trong lĩnh vực toán học, Pytago còn là một nhà tư tưởng lớn với những bài học răn dạy con người mà tiêu biểu là câu chuyện về chiếc cốc dưới đây.

Với bất kì ai từng cắp sách đến trường, chắc chắn đều biết đến nhà toán học nổi tiếng Pytago. Ông được xem là "cha đẻ của số học", và là người đầu tiên thành công trong việc chứng minh tổng 3 góc của một tam giác bằng 180°, nổi tiếng nhất nhờ định lý toán học mang tên ông. (định lí Pytago: trong 1 tam giác vuông, tổng bình phương hai cạnh góc bằng bình phương cạnh huyền).

Nhưng không chỉ tài năng trong lĩnh vực toán học, ông còn là một nhà tư tưởng - triết gia lỗi lạc với những bài học răn dạy các học trò và người dân Hy Lạp. Đặc biệt nhất, phải nhắc đến câu chuyện về chiếc cốc kì lạ mà Pytago đã sáng tạo ra, nhằm dạy dỗ những kẻ tham lam khi uống rượu, luôn rót đầy tràn ly thay vì lấy vừa đủ.

Chiếc cốc này có 1 đường viền chạy xung quanh, được xem là dấu mốc, nếu đổ vừa đủ nước ở mức ngang hoặc dưới đường viền thì không vấn đề gì, nếu ai tham lam đổ cho hẳn đầy cốc thì chất lỏng trong ly sẽ chảy hết ra không còn gì nữa. Sở dĩ có điều kì lạ này là do chiếc cốc được thiết kế rất đặc biệt mà có lẽ chỉ những đầu óc toán học mới có thể nghĩ ra.

Nhà toán học Pytago dạy dỗ những kẻ tham lam chỉ bằng một chiếc cốc đặc biệt
Thiết kế đặc biệt và cơ chế hoạt động của chiếc cốc do Pytago sáng tạo ra.

Nhà toán học Pytago dạy dỗ những kẻ tham lam chỉ bằng một chiếc cốc đặc biệt
Một số hình ảnh về chiếc cốc Pytago


Video giải thích cơ chế hoạt động của chiếc cốc Pytago và sự thay đổi khi được bôi một chút thuỷ ngân. (Nguồn: Periodic Videos)

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Lillian Alling: Người phụ nữ đầu tiên thực hiện chuyến hành trình đi bộ từ New York đến Siberia

Lillian Alling: Người phụ nữ đầu tiên thực hiện chuyến hành trình đi bộ từ New York đến Siberia

Lillian Alling đã thực hiện chuyến hành trình của mình trong khoảng 4 năm, với tổng quãng đường lên tới 5.400 dặm (gần 9.000 km).

Đăng ngày: 11/11/2022
Con chó của Pavlov: Thử nghiệm cách mạng hóa tâm lý học

Con chó của Pavlov: Thử nghiệm cách mạng hóa tâm lý học

Ivan Petrovich Pavlov (1849 – 1936) là một nhà sinh lý học, tâm lý học và thầy thuốc nổi tiếng người Nga. Ông đã được lịch sử thế giới ghi nhận với giải Nobel năm 1904.

Đăng ngày: 11/11/2022
Điều ít biết về người tìm ra thuốc điều trị bệnh máu trắng và AIDS đầu tiên của thế giới

Điều ít biết về người tìm ra thuốc điều trị bệnh máu trắng và AIDS đầu tiên của thế giới

Nhờ phương pháp thiết kế thuốc trúng đích, bà đã góp phần tìm ra thuốc trị bệnh máu trắng, herpes, AIDS và thuốc chống đào thải ghép thận.

Đăng ngày: 05/11/2022
Những điều thú vị về người thực hiện ca ghép thận thành công đầu tiên trên thế giới

Những điều thú vị về người thực hiện ca ghép thận thành công đầu tiên trên thế giới

Bác sĩ phẫu thuật Joseph Muray đã cứu sống một bệnh nhân tên là Ronald Richard bị suy thận rất trầm trọng, qua việc cấy ghép thành công vào cơ thể anh ta một quả thận của người anh trai Ronald Herrich.

Đăng ngày: 04/11/2022
Emmy Noether: Người phụ nữ đã phát triển một trong những định lý đẹp nhất trong vật lý

Emmy Noether: Người phụ nữ đã phát triển một trong những định lý đẹp nhất trong vật lý

Về cơ bản, khi một đặc tính có thể đo lường cụ thể của một hệ vật chất cô lập không thay đổi theo thời gian (và nó được bảo toàn), thì điều đó được mô tả bằng định luật bảo toàn.

Đăng ngày: 04/11/2022
Người phụ nữ đầu tiên nhận Nobel Y học trên thế giới là ai?

Người phụ nữ đầu tiên nhận Nobel Y học trên thế giới là ai?

Gerty Cori là người phụ nữ đầu tiên trên thế giới dành giải Nobel trong lĩnh vực Y học.

Đăng ngày: 04/11/2022
Những người phụ nữ lặng thầm trong công cuộc chinh phục Mặt trăng

Những người phụ nữ lặng thầm trong công cuộc chinh phục Mặt trăng

Bị đánh giá thấp vì giới tính cũng như xuất thân của mình, nhưng những người phụ nữ này đã chứng minh cho chúng ta thấy họ là mảnh ghép không thể thiếu trong công cuộc chinh phục Mặt trăng của con người.

Đăng ngày: 03/11/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News