Thế giới đã tìm ra cách chữa bệnh sốt vàng da như thế nào?

Vào thế kỷ 17 - 18, bệnh sốt vàng da là một trong những thảm họa kinh hoàng ở các nước nhiệt đới. Nó đã cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người và đến nay vẫn còn xảy ra ở Châu Phi, Nam Mỹ.

Những năm đầu thế kỷ 18, dịch sốt vàng da liên tiếp hoành hành tại khu vực bờ biển phía Tây châu Phi, các nước Nam Mỹ, vùng Caribê..., từ đó lan truyền đến các thành phố dọc bờ biển nước Mỹ như Boston, New Orleans rồi đến tận dòng sông Mississipi. Khi đó, không một ai biết tác nhân gây bệnh là gì và căn bệnh lây lan qua con đường nào. Bóng đen của dịch bệnh càng khiến nó trở thành nỗi kinh hoàng đối với loài người.

Nạn nhân đầu tiên của dịch sốt vàng da

Bệnh sốt vàng da (yellow fever) là bệnh lây truyền do muỗi, có nguồn gốc từ Tây Phi và đã đến Mỹ trên những con tàu chở công nhân nô lệ. Mầm bệnh xuất hiện trong thời tiết ấm áp và sẽ phát triển mạnh trong mùa hè ẩm ướt và nóng nực, khi muỗi có thể sinh sôi nảy nở. Sau thời gian ủ bệnh từ ba đến sáu ngày, người mắc bệnh sẽ cảm nhận các triệu chứng giống cúm, như sốt và đau nhức.

Sau giai đoạn thuyên giảm ngắn ngủi là giai đoạn phát bệnh dữ dội, trong đó bệnh nhân nôn ra máu, đồng thời bị suy gan và suy thận. Vàng da cũng là một triệu chứng điển hình, dẫn đến tên gọi sốt vàng da. Nếu nạn nhân chết, thường là trong vòng 2 tuần sau khi mắc bệnh. Những người sống sót sẽ bị ảnh hưởng trong nhiều tháng.

Thế giới đã tìm ra cách chữa bệnh sốt vàng da như thế nào?
Bệnh sốt vàng da đã cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người.

Vào thế kỷ 19, người ta chưa biết rằng muỗi là nguồn lây bệnh sốt vàng da. Thành phố New York, Philadelphia và New Orleans đều trải qua dịch bệnh nghiêm trọng với mức độ lây lan nhanh chóng và đã giết chết hàng nghìn người. Memphis, một thành phố có 50.000 người, đã bùng phát dịch vào các năm 1855, 1867, và 1873, càng về sau dịch bùng càng mạnh hơn. Bệnh nhân mắc sốt vàng da đã phải cách ly nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Thông thường, họ được yêu cầu mặc áo khoác màu vàng như một cách để nhận dạng.

Tháng 7/1878, một đợt bùng phát bệnh sốt vàng da đã được ghi nhận ở Vicksburg, ngay phía nam Memphis. Các quan chức Memphis đã đối phó bằng cách ngăn không cho di chuyển từ phía nam vào thành phố. Tuy nhiên, William Warren, một công nhân tàu hơi nước đã trốn được lệnh cấm và đi vào nhà hàng của Kate Bionda trên bờ Mississippi vào ngày 1/8. Ngày hôm sau, anh ta đã phải nhập viện và được gửi đi cách ly tại Đảo President, nơi anh ta qua đời.

Kate Bionda, cư dân Memphis đầu tiên bị sốt vàng da đã chết vào ngày 13/8. Sau đó, căn bệnh nhanh chóng lây lan khắp Memphis. 25 nghìn người đã thu gom đồ đạc và rời đi trong vòng một tuần. Chủ yếu chỉ còn người Mỹ gốc Phi là ở lại thị trấn, mặc dù họ chết với tỷ lệ thấp hơn nhiều so với những cư dân da trắng mắc bệnh. Trung bình khoảng 200 người chết mỗi ngày trong suốt tháng 9. Xác chết ở khắp mọi nơi và tiếng chuông tang lễ cứ vang lên không dứt. Một nửa số bác sĩ của thành phố cũng thiệt mạng.

Dịch bệnh kết thúc khi đợt băng giá đầu tiên xuất hiện vào tháng 10, nhưng vào thời điểm đó, 20.000 người ở khu vực Đông Nam đã chết và 80.000 người khác sống sót sau khi nhiễm bệnh. Sau đó, các hệ thống cống rãnh đã được dọn dẹp sạch sẽ, tiêu diệt nơi sinh sản của muỗi và ngăn chặn dịch bệnh tiếp tục xảy ra.

Người tìm ra nguyên nhân gây sốt vàng da

Carlos Juan Finlay (1833 – 1915) – là một bác sĩ và nhà khoa học người Cuba, ông là người tiên phong trong nghiên cứu bệnh sốt vàng da.

Thế giới đã tìm ra cách chữa bệnh sốt vàng da như thế nào?
Carlos Juan Finlay là người tiên phong trong nghiên cứu bệnh sốt vàng da.

Bác sĩ Finlay rất quan tâm tìm hiểu về tai họa khủng khiếp đang hoành hành tại đất nước mình với số người tử vong lên đến hàng nghìn người mỗi năm. Ông ghi nhận rằng mỗi khi muỗi biến mất, các vụ dịch cũng tạm thời lắng xuống. Tháng 8/1881, Finlay khẳng định chính muỗi là tác nhân lây truyền bệnh sốt vàng và tên khoa học của loài muỗi này là Aedes aegypti. Nhưng khẳng định này không được thừa nhận do ông chưa chứng minh được bằng thực nghiệm. Năm tháng trôi qua, Finlay và giả thuyết của mình dần dần rơi vào quên lãng.

Năm 1898, chiến tranh khốc liệt giữa Tây Ban Nha và Mỹ bùng nổ. Quân đội Mỹ chiến thắng và đổ bộ vào Cuba (thuộc địa của Tây Ban Nha lúc bấy giờ). Họ đã gặp thảm họa, số quân nhân Mỹ mắc bệnh sốt vàng và tử vong ngày càng nhiều. Tổng chỉ huy quân đội Mỹ tại Cuba, Thiếu tướng Leonard Wood phải yêu cầu chính phủ Washington trợ giúp.

Một Ban phòng chống bệnh sốt vàng được thành lập ngay sau đó và được phái đến Cuba để nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu gồm 4 thành viên: Nhân viên phẫu thuật James Carroll, nhà vi khuẩn học Jess W. Lazear, nhà giải phẫu tử thi Aristide Agramonte và Trưởng ban nghiên cứu là Thiếu tá Walter Reed, giáo sư vi khuẩn học Trường đại học Quân y.

Tháng 6/1900, khi phái đoàn đến Cuba thì dịch bệnh sốt vàng đang lên đến cực điểm. Tử thi và những người hấp hối nằm khắp mọi nơi. Thành phố Havana (Cuba) phong quang sạch sẽ nhưng dịch bệnh vẫn cứ hoành hành và có nguy cơ hủy diệt đội quân Mỹ tại đây. Walter Reed từng nghe đến giả thuyết của bác sĩ Finlay. Ông đến thăm Finlay, Finlay chỉ cho ông xem tiêu bản của những con muỗi và giải thích rằng loại muỗi này thường sinh sản ở các vũng nước tù hãm trong thành phố.

Lấy bản thân làm vật thí nghiệm

Sau cuộc gặp gỡ, Walter Reed quyết định sử dụng muỗi để gây bệnh sốt vàng trên thực nghiệm. Lúc bấy giờ không ai biết loài động vật nào có thể mắc bệnh sốt vàng, vì vậy con người phải là đối tượng thử nghiệm. Nhóm nghiên cứu chấp nhận rủi ro, thử nghiệm ngay trên chính bản thân họ.

Thế giới đã tìm ra cách chữa bệnh sốt vàng da như thế nào?
Bệnh sốt vàng da (yellow fever) là bệnh lây truyền do muỗi, có nguồn gốc từ Tây Phi và đã đến Mỹ.

Ngày 27/8, James Carroll để cho một con muỗi trước đó đã đốt 4 bệnh nhân mắc sốt vàng đốt vào chính mình. 4 ngày sau, ông nhiễm bệnh, bệnh cảnh lâm sàng rất nặng nề, nhưng may thay ông dần hồi phục. Agramonte và Lazear tiếp tục lấy thân mình để thử nghiệm. Riêng Reed không được phép tham gia vì ông có nhiệm vụ theo dõi các biểu hiện lâm sàng của thành viên trong nhóm và phải báo cáo tiến độ nghiên cứu. Tuy nhiên đến ngày 13/9/1990, Khi Lazear đang thăm khám một bệnh nhân mắc bệnh sốt vàng thì một con muỗi đậu vào cánh tay ông. Ông chủ tâm để con muỗi này chích mình, 5 ngày sau Lazear mắc bệnh và qua đời.

Sau đó, quân đội Mỹ xây dựng một doanh trại biệt lập mang tên Lazear để phục vụ công việc nghiên cứu. Reed kêu gọi các quân nhân tình nguyện làm đối tượng thử nghiệm. 2 người tình nguyện đầu tiên là binh nhì John R. Kissinger và viên chức tổng hành dinh John Morgan. Nhân danh khoa học, vì lợi ích của nhân loại, họ sẵn sàng đương đầu với những nguy hiểm đang chờ đợi.

Trong vài tuần, Kissinger và Morgan sống biệt lập trong doanh trại Lazear. Ở đây không loài muỗi nào có thể lọt vào được. Bên ngoài nạn dịch vẫn đang hoành hành, thêm hơn 100 quân nhân mắc bệnh và 85 người đã tử vong. Cuối tháng 12, Kissinger và Morgan chuyển sang cùng sống với những con muỗi đã từng đốt người bệnh. Cả hai đều mắc bệnh và sau đó hồi phục.

Nhiều thử nghiệm như vậy được tiến hành và có kết quả tương tự. Không nghi ngờ gì nữa, họ đưa ra kết luận, muỗi là tác nhân lây truyền bệnh sốt vàng.

Thế giới đã tìm ra cách chữa bệnh sốt vàng da như thế nào?
Thiếu tá Walter Reed, giáo sư vi khuẩn học Trường đại học Quân y là người có công tìm ra vaccine phòng chống bệnh sốt vàng da.

Sau khi xác định được tác nhân truyền bệnh, quân đội Mỹ lập tức triển khai chiến dịch phá hủy những vị trí mà muỗi có thể sinh sản: Xây dựng những hệ thống thoát nước cho những vùng nước ứ đọng, phủ dầu lên bề mặt vũng nước để tiêu diệt ấu trùng. Kết quả là trong cả năm 1901, tại Havana, chỉ có 6 người tử vong do sốt vàng da, trong khi nửa thế kỷ trước trung bình tử vong 750 người/năm. Năm 1904, người ta cũng áp dụng biện pháp tương tự để khống chế bệnh sốt vàng tại Panama, góp phần xây dựng thành công kênh đào Panama.

Qua nghiên cứu của Finlay, nhờ đó Walter Reed đã điều chế thành công vaccine phòng chống sốt vàng và triển khai điều trị hiệu quả. Mặc dù các phương tiện truyền thông đại chúng đồng loạt ca ngợi Walter Reed là bậc anh hùng chiến thắng sốt vàng, nhưng trong mọi công trình khoa học cùng các cuộc trả lời phỏng vấn liên quan, danh y Hoa Kỳ này rất trung thực và sòng phẳng bởi luôn tuyên dương công đầu thuộc Carlos Juan Finlay.

Với những đóng góp của mình năm 1908, Pháp đã trao tặng Carlos Juan Finlay Huân chương Bắc đẩu bội tinh. Để tưởng nhớ công lao của ông, tại Cuba, đã lấy ngày 3/12 – sinh nhật của Finlay làm kỉ niệm ngày thầy thuốc.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Sinh con khiến bộ xương phụ nữ thay đổi vĩnh viễn

Sinh con khiến bộ xương phụ nữ thay đổi vĩnh viễn

Các nhà khoa học phát hiện ra nồng độ canxi, magiê và phốt pho trong xương của phụ nữ thấp hơn sau khi sinh con. Sự thay đổi này là vĩnh viễn, không cách gì hồi phục được.

Đăng ngày: 09/11/2022
Cách chọn đồ ăn nhanh, đồ uống đóng chai để hạn chế nguy hại

Cách chọn đồ ăn nhanh, đồ uống đóng chai để hạn chế nguy hại

Dù không tối ưu về mặt lợi ích như thực phẩm tươi sống, đồ ăn chế biến sẵn, đóng hộp, chai vẫn luôn có mặt trong sinh hoạt hàng ngày vì tính tiện lợi.

Đăng ngày: 09/11/2022
Tác hại không ngờ của việc tắm mỗi ngày

Tác hại không ngờ của việc tắm mỗi ngày

Hầu hết mọi người tắm ít nhất một lần mỗi ngày. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, tần suất như vậy là quá nhiều, không tốt cho sức khỏe.

Đăng ngày: 09/11/2022
Chuyện hi hữu: Cô gái mang thai 9 tháng nhưng vẫn có kinh nguyệt đều

Chuyện hi hữu: Cô gái mang thai 9 tháng nhưng vẫn có kinh nguyệt đều

Kayla Simpson, người Mỹ, 21 tuổi, bỗng dưng đau bụng dữ dội và nghĩ rằng mình bị đau ruột thừa, cô được đưa đến phòng cấp cứu, ai dè tới đó, cô bất ngờ sinh em bé.

Đăng ngày: 09/11/2022
Lần đầu truyền máu nuôi trong phòng thí nghiệm cho người

Lần đầu truyền máu nuôi trong phòng thí nghiệm cho người

Các nhà khoa học Anh đã truyền hồng cầu nuôi cấy từ phòng thí nghiệm cho người, Guardian đưa tin ngày 7/11. Đây là cuộc thử nghiệm đầu tiên trên thế giới trong lĩnh vực này.

Đăng ngày: 09/11/2022
Nghiên cứu cho thấy: Có thể mắc bệnh Alzheimer vì ngoáy mũi

Nghiên cứu cho thấy: Có thể mắc bệnh Alzheimer vì ngoáy mũi

Nghiên cứu của các chuyên gia Đại học Griffith cho rằng, thói quen ngoáy mũi có thể gây ra bệnh Alzheimer - một bệnh lý về não tác động đến trí nhớ, suy nghĩ và hành vi.

Đăng ngày: 08/11/2022
Em bé có cách chào đời đặc biệt khiến giới khoa học tranh cãi

Em bé có cách chào đời đặc biệt khiến giới khoa học tranh cãi

Cậu bé được ví như một phép màu khi sinh ra từ tinh trùng của bố được lưu trữ cách đây 26 năm.

Đăng ngày: 07/11/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News