Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc
Nhiều người cho rằng ăn thịt và uống rượu rắn độc sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Thực tế, về mặt sinh học, trong thịt và xương rắn luôn có độc tố và chúng có thể gây hại cho thực khách.
![]() |
Rượu rắn (Ảnh: geocities) |
Ngậm miệng tích lũy độc chất: Vào thời kỳ này, rắn trốn kỹ vào hang nhịn ăn để tiết và tích lũy nọc. Nhiều loại rắn độc tích được nhiều nọc và có nọc quá độc, khiến rắn phải trầm mình xuống nước để tự giải độc cho cơ thể.
Săn mồi: Khi mà chất nọc đạt đến đỉnh điểm về chất và lượng, rắn mới xuất hành săn mồi. Có loài thì đón lõng, có loài chủ động rượt đuổi, săn đớp. Chúng tiêm phần lớn nọc độc vào con mồi để sớm làm bại liệt thần kinh và gây chết con mồi.
Tiêu hóa thịt con mồi: Khi nuốt được con mồi, rắn trốn vào hang tối để từ từ tiêu hóa thức ăn và dĩ nhiên chúng cũng tiêu hóa luôn nọc độc của chính mình. Để thích nghi và tiêu hóa thịt xương của con mồi, trong thực quản, dạ dày và ruột rắn tiết ra các loại dịch và enzym có khả năng trung hòa độc tố. Độc tố được hấp thu trở lại vào máu rồi được lọc dần để tích lũy trở lại vào các hóc chứa nọc.
Như vậy, khi ăn thịt rắn trong thời kỳ có hàm lượng độc tố trong máu, thịt cao và được chế biến không kỹ, vô tình thực khách đã nuốt phải độc tố của rắn. Nguy cơ cao nhất là trường hợp uống rượu rắn, mật rắn, hóc xương rắn.
Nọc độc rắn gây hai tác hại: lượng lớn gây ngộ độc chết ngay; lượng nhỏ gây kích thích tim mạch (cảm giác sung sức cấp thời) và còn gây hoại tử các vết thương, vết trầy xước, các điểm bị viêm nhiễm (nhất là ở đường tiêu hóa). Những người bị viêm lợi răng, viêm hầu họng, xuất huyết đường tiêu hóa, hoại tử ruột, trĩ... dễ bị ngộ độc nọc rắn hơn, dẫn đến hoại tử và nhiễm trùng kỵ khí.
Có những trường hợp bị hóc xương rắn để lâu gây hoại tử rồi dẫn đến ung thư hầu họng. Hầu hết những ca này khi tới bệnh viện đều đã quá trễ và bị biến chứng nặng nên tỷ lệ tử vong rất cao.
![]() |
Rượu bọ cạp (Ảnh: geocities) |
Ăn bò cạp, dế
Hàm lượng protid trong thân thể những con vật này không cao nhưng nhiều người lại thích chúng bởi muốn được xem là sành điệu trong ẩm thực. Vỏ xương của chúng là chất kitin, rất cứng và bền với axit. Khi ở trong ống tiêu hóa, nếu không được nhai kỹ, các mảnh kitin này có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây viêm loét, xuất huyết đường tiêu hóa. Nguy hại nhất là đối với trẻ nhỏ, đường tiêu hóa còn non yếu. Nhiều trường hợp khi đưa đến bệnh viện đã bầm nát hết ruột non và ruột già.
Ăn sâu bọ, cháo thịt sứa
Nhiều bệnh nhân bị dị ứng với các món này, phải nhập viện. Có trường hợp trụy tim, bí tiểu nặng, chết trên đường cấp cứu.
Uống máu thỏ
Máu thỏ là vị thuốc cường dương bổ âm. Nhiều người lạm dụng nó để nâng cao khả năng tình dục. Máu thỏ tính nóng, hòa rượu uống ngay có thể tăng đột biến huyết áp, gây vỡ mạch máu não, đột quỵ.
BS Đoàn Ngọc Bích,

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết
Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?
Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

20 tác dụng thú vị của chanh tươi
Chanh là loại quả có rất nhiều công dụng trong cuộ sống: làm gia vị, pha nước, làm đẹp... được con người sử dụng hàng ngày. Ngoài ra chanh tươi còn có rất nhiều những công dụng rất thú vị khác mà ít người biết tới: chữa đau răng, diệt cỏ dại, đuổi kiến...

Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết
Một nhà khoa học nghiệp dư Mỹ tuyên bố miễn dịch với nọc của các loài rắn cực độc sau thời gian dài thực nghiệm cho rắn độc cắn vào người hơn 160 lần.

Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền
Kiểu ăn "mỳ úp" rất quen thuộc trong các gia đình cần thay đổi nếu bạn muốn đảm bảo sức khỏe.

10 điều bạn cần biết về đậu phụ
Đậu phụ tốt hay không tốt cho sức khỏe của bạn còn tùy thuộc vào hàm lượng bạn tiêu thụ.
