Tìm thấy kho báu khổng lồ với hơn 8400 đồng xu cổ
Được chôn vùi gần làng Dunscore, kho tiền xu khổng lồ từ thế kỷ 13 và 14 ước tính trị giá tới hàng trăm nghìn bảng Anh.
Một bộ sưu tập đồng xu bạc thời vua Edward I và II, tương tự với kho tiền xu được thợ dò kim loại phát hiện ở Dunscore. (Ảnh: The Scotsman)
Các thợ dò kim loại tìm thấy 8.407 đồng xu từ thế kỷ 13 và 14 chôn gần làng Dunscore, tây bắc Dumfries, Scotland, Ancient Origins hôm 22/11 đưa tin. Đây là một trong những kho tiền xu Trung Cổ lớn nhất từng phát hiện tại Scotland kể từ thế kỷ 19, theo Cơ quan Kho báu Scotland (TTU). Số xu này ước tính trị giá tới hàng trăm nghìn bảng Anh.
Kho tiền Dunscore gồm các đồng xu bạc của Scotland, Ireland, Anh và lục địa, phần lớn trong số đó thuộc về thời vua Edward I và II. Vua Anh Edward I, từng thực hiện các chiến dịch quân sự chống lại Scotland, được Edward II và Edward III kế vị. Mọi đồng xu Anh trong các triều đại này đều ghi tên Edward và thiết kế cơ bản của chúng rất giống nhau.
Quá trình đúc lại tiền bắt đầu vào năm thứ 7 của triều đại Edward I đã thiết lập một kiểu dáng thiết kế cho tiền xu Anh, tồn tại suốt hơn 200 năm. Điều này đồng nghĩa việc nhận diện từng đồng xu cổ trong kho tiền Dunscore sẽ đặc biệt phức tạp và tốn thời gian.
"TTU cùng các nhà khảo cổ tại Bảo tàng Quốc gia Scotland đã khai quật địa điểm này. Rất ít kho tiền xu thời Trung Cổ được khai quật ở Scotland. Kho tiền Dunscore chủ yếu là các đồng xu thời vua Edward I và II, tồn tại từ thế kỷ 13 và 14. Mỗi đồng xu sẽ được lập danh mục trước khi chuyển sang quá trình phân bổ. Việc này đòi hỏi phải nhận diện, chụp ảnh, đo lường và cân từng xu một", phát ngôn viên của TTU cho biết.
Hoạt động dò kim loại gia tăng trong thời gian phong tỏa dẫn đến số lượng phát hiện nhiều chưa từng thấy được báo cáo cho TTU. Cơ quan này nhận được 1.551 hiện vật trong năm 2019. Nhưng trong năm 2022, tính đến thời điểm này, TTU đã nhận tới hơn hơn 12.263 hiện vật, bao gồm cả những đồng xu được tìm thấy tại Dunscore.

Phát hiện khu rừng lâu đời nhất trên thế giới, có niên đại 386 triệu năm
Tại dãy núi Catskill ở phía đông nam bang New York, Hoa Kỳ, các nhà khoa học đã phát hiện ra một bộ hệ thống rễ cây hóa thạch, có niên đại 386 triệu năm tuổi.

Tìm thấy bữa ăn lâu đời nhất thế giới
Các nhà nghiên cứu đã phân tích Kimberella, một sinh vật giống sên, có chứa các hợp chất cho thấy chúng ăn vi khuẩn, tảo dưới đại dương và có bộ ruột phát triển.

Bí ẩn hài cốt không phải người trong cổ mộ Maya đầy châu báu
1.700 năm trước, một ngôi mộ cổ bí ẩn đã được dựng nên giữa đại sứ quán của người Maya giữa thành đô Teotihuacan, bên trong đầy đồ tùy táng giá trị cao, nhưng hai bộ hài cốt lại... không phải con người.

Phát hiện loài khủng long lai chim chưa từng biết ở Trung Quốc
Một con khủng long kỳ dị đã bị hóa đá bất ngờ 130 triệu năm trước, để lại cơ thể hóa thạch nguyên vẹn đến kinh ngạc bao gồm một con ếch mà nó mới nuốt vào bụng.

Trung Quốc trục vớt xác tàu từ thời Hoàng đế Đồng Trị
Xác tàu đắm từ thời nhà Thanh ở Trung Quốc đã được trục vớt tại thành phố Thượng Hải vào ngày 21/11. Điều này giúp cung cấp cái nhìn về hoạt động đóng tàu cách đây 200 năm.

Phát hiện cây sáo hơn 500 tuổi làm từ xương động vật
Cây sáo nhiều khả năng làm bằng xương chày của cừu hoặc dê, bị chôn vùi cùng những đồ gốm từ thế kỷ 12 - 15.
