Khí thải carbon toàn cầu sắp đạt 36 tỷ tấn

Các nhà khoa học mới đây cho biết lượng khí thải carbon trong năm nay đang tiếp tục tăng và sẽ đạt mức kỷ lục 36 tỷ tấn.

>>> Khí thải gây hiệu ứng nhà kính đạt mức kỷ lục mới

Theo thống kê của các nhà nghiên cứu thuộc Dự án Carbon Toàn cầu GCP, mức khí thải carbon dự tính được thải ra tính đến hết năm nay sẽ đạt mức 36 tỷ tấn, tăng 2,1% so với năm 2012. Điều này cũng cho thấy lượng khí thải toàn cầu từ hoạt động đốt các nhiên liệu hóa thạch tăng khoảng 60 % so với năm 1990.

Các nhà khoa học cho biết, hoạt động của con người gây ra khí hiệu ứng nhà kính như khí methane hay carbon dioxide chính là thủ phạm chính gây ra sự nóng lên toàn cầu. Con số thống kê về lượng khí thải carbon hàng năm cho thấy tình trạng biến đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu đang ngày càng nghiêm trọng.


Lượng khí thải carbon là nguyên nhân gây ra tình trạng biến đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu. (Ảnh: LiveScience)

Theo Live Science, con số được GCP đưa ra đúng vào thời điểm Hội nghị về Biến đổi khí hậu đang được diễn ra tại Warsaw, Ba Lan, đã đặt ra yêu cầu cho các đại biểu quốc tế nhanh chóng thống nhất giải pháp để đối phó với tình trạng này.

Tại Hội nghị Biến đổi Khí hậu Liên Hợp Quốc tại Copenhagen, Đan Mạch, hồi năm 2009, các chuyên gia đã thống nhất duy trì mức tăng nhiệt độ trung bình của Trái Đất dưới mức 2 độ C. Đây là mức có thể giảm tối thiểu các nguy cơ về biến đổi khí hậu trên thế giới. Corinne Le Quere, một nhà nghiên cứu của Đại học East Anglia, Anh, cho biết chỉ có nhanh chóng giảm lượng khí thải xuống mức ổn định thì mới có thể kiểm soát được tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu.

Theo báo cáo về lượng khí thải carbon toàn cầu (GCB), Trung Quốc là quốc gia đứng đầu trong danh sách các nước có lượng khí thải carbon cao nhất trong năm 2012 với 27%, đứng sau trong danh sách là Mỹ (14%), châu Âu (10%) và Ấn Độ (6%).

Nhu cầu về năng lượng, đặc biệt là năng lượng hóa thạch như than, khí đốt, dầu mỏ ở các quốc gia phát triển ngày càng lớn, khiến lượng khí thải được sinh ra ngày càng tăng. Năm 2012, ước tính 43% lượng khí thải carbon toàn cầu được thải ra từ hoạt động đốt than, 33% là từ sử dụng dầu mỏ. Khí tự nhiên làm tăng 18% và cháy rừng là nguyên nhân tạo ra 8% lượng khí thải.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Đăng ngày: 08/02/2025
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 03/02/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 03/02/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 26/01/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 25/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News