Khí thải CO2 làm thay đổi tập tính của loài cá biển
Theo nghiên cứu mới của các nhà khoa học Australia, lượng khí thải CO2 ngày càng tăng trên Trái Đất có thể ảnh huởng tới hệ thống thần kinh và não của loài cá biển.
Sau một loạt những nghiên cứu, các nhà khoa học ở Hiệp hội Nghiên cứu Australia cho rằng vào cuối thế kỷ 21, những loài cá ở biển có thể nghe, ngửi và trở nên hung dữ hơn.
Giáo sư Phillip Munday cho biết họ đã nghiên cứu một số loài cá nhỏ, thuờng sống ở các dải san hô, trong môi truờng nuớc biển có nồng độ CO2 phân hủy cao: "Chúng tôi đã nhận thấy rõ những thay đổi ở trung khu thần kinh của những con cá đó, vốn đã buộc chúng phải thích ứng với môi truờng để tồn tại".
Trong một bài báo đăng trên tờ Nature Climate Change, ông Munday và các đồng nghiệp cho biết chi tiết về cái mà họ gọi là bằng chứng đầu tiên trên thế giới cho thấy hàm luợng CO2 trong nuớc biển đã ảnh huởng tới khả năng cảm nhận trong não của cá. Điều này có thể khiến các loài cá biển thay đổi hành vi và trở nên nhạy cảm hơn.
Sau khi so sánh những con cá nhỏ sống trong nuớc biển có hàm lượng CO2 cao và những con cá ăn thịt, ông Munday cho biết các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy: "Sau một thời gian, CO2 đã ảnh huởng tới những con cá nhỏ, vốn khiến chúng khó tìm kiếm chỗ ẩn nấp trong những dải san hô và giảm khả năng phát hiện các loài cá ăn thịt".
Các nhà khoa học cũng nghiên cứu về khả năng nghe của cá trong môi truờng bị CO2 tác động. Và điều ngạc nhiên là những loài cá nhỏ cũng đã bị ảnh huởng khá nặng, giáo sư Munday cho biết thêm: "Câu trả lời là có bị tác động. Những loài cá nhỏ đã không còn khả năng tránh những âm thanh từ các bãi đá ngầm trong ngày. Từ đó, chúng dễ bị dụ bởi những âm thanh này và trở thành mồi cho các loài cá ăn thịt khác".
Cũng trong cuộc nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện thấy những con cá nhỏ đã mất bản năng tự nhiên như quay sang trái hay sang phải. Giáo sư Munday cho rằng với khoảng 2,3 tấn CO2 được thải xuống biển hàng năm, loài cá và những sinh vật biển khác đang đối diện với nhiều nguy cơ.

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay
Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

Tại sao một số động vật vẫn "nhảy múa" dù bị cắt rời một bộ phận?
Đã bao giờ bạn sốc khi nhìn thấy những cái chân ếch bị cắt rời nhưng vẫn cử động chưa? Nguyên nhân tại sao và làm thế nào dù không có bộ não cũng như hệ thần kinh điều khiển nhưng một số bộ phận như thân, chân... có thể "nhảy múa" được?

Những hiện tượng bí ẩn thú vị trong thế giới động vật
Thế giới xung quanh ta vẫn còn rất nhiều bí ẩn mà con người chưa khám phá hết. Một trong số đó là những bí ẩn thú vị về thế giới động vật mà ngay đến cả những chuyên gia cũng không thể nào ngờ tới.

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?
Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.

Khả năng kỳ lạ của mèo
Loài mèo từ xa xưa đã được biết đến là một loài vật ẩn chứa nhiều điều bí ẩn khó lý giải. Mèo có rất nhiều điều đặc biệt mà có thể bạn chưa biết !

10 con vật biết nói
Tinh tinh lùn biết khen khi ăn ngon, cá heo biết xưng tên hay voi biết tiếng Hàn Quốc là những điều các nhà khoa học đang chú tâm nghiên cứu để chứng minh động vật cũng có ngôn ngữ riêng.
