Khí thải xe máy độc hại hơn khí thải ô tô

Các nhà khoa học Nhật Bản ở Đại học Kanazawa đã đưa ra kết luận bất ngờ: so với khí thải ô tô, khí thải xe máy gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hơn và gây nguy hiểm hơn cho con người.

Phần lớn khí thải độc hại là các hidrocarbon - các sản phẩm đốt cháy và chế biến xăng dầu, than, gỗ, rác, thực phẩm, thuốc lá. Chúng ảnh hưởng đến chuyển hóa các hormone sinh dục ở người.

Trong thế giới hiện đại, nguồn phát thải ra các hidrocarbon là từ các xí nghiệp năng lượng, ngành vận tải ô tô, công nghiệp hóa chất và hóa dầu. Nhiều hợp chất hidrocarbon là những chất gây ung thư mạnh.

Chúng có những thuộc tính gây đột biến geneteratogen, phá hủy sự phát triển của phôi thai. Đây là điều được biết đến từ khá lâu nhưng cho đến nay khoa học vẫn chưa tìm ra phương pháp xác định nồng độ của các hợp chất đó trong môi trường và trong cơ thể người.

Khí thải xe máy độc hại hơn khí thải ô tô
Chính xe máy tạo ra nhiều phần tử nguy hiểm hơn ô tô.

Gần đây các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm ra phương pháp cho phép thu được các chất chuyển hóa hidrocarbon trong không khí cũng như trong máu, trong nước tiểu người.

Ngay từ năm 2002, các nhà khoa học đã phân tích mẫu không khí ở 7 thành phố lớn của châu Á. Kết quả cho thấy, những phần tử chính trong không khí ở Nhật Bản là khí thải động cơ diezen, ở Trung Quốc là do đốt than đá.

Từ đó đến nay các phương pháp phân tích trên đã được hoàn thiện nhiều. Theo các chuyên gia, hiện nay phương pháp này không có đối thủ cạnh tranh về độ nhạy.

Nhờ phương pháp này, các nhà khoa học Nhật Bản đã phát hiện ra rằng, chính xe máy tạo ra nhiều phần tử nguy hiểm hơn ô tô.

Hơn nữa, hidrocarbon trong khí thải xe máy gây đột biến gene cao hơn so với khí thải từ các loại động cơ khác. Nói chung các hidrocarbon hình thành trong quá trình đốt cháy của động cơ hủy hoại sự chuyển hóa testerosterone ở đàn ông và oestrogen ở phụ nữ.

Do sự tác động như vậy mà đàn ông bị ung thư tuyến tiền liệt và phụ nữ bị ung thư các cơ quan sinh sản cũng như gây ra bệnh vô sinh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 25/03/2018
Nguy cơ núi lửa Indonesia phun trào khiến Trái đất lạnh đi

Nguy cơ núi lửa Indonesia phun trào khiến Trái đất lạnh đi

Theo Daily Star, lần cuối núi lửa Agung phun trào là vào năm 1963. Hơn 1.600 người thiệt mạng, hàng chục ngôi làng bị phá hủy và hàng chục ngàn người phải đi sơ tán.

Đăng ngày: 28/11/2017
Phát hiện nơi lạnh nhất trái đất

Phát hiện nơi lạnh nhất trái đất

Các nhà khoa học mới phát hiện khu vực lạnh nhất trên trái đất – nơi nhiệt độ không khí tụt xuống dưới -91 độ C. Với cái lạnh này thì đợt lạnh mới đây của Anh chỉ như... làn gió nóng.

Đăng ngày: 27/11/2017
Nguyên nhân nào gây ra động đất, sóng thần?

Nguyên nhân nào gây ra động đất, sóng thần?

Đâu là nguyên nhân gây động đất và động đất có phải là căn nguyên duy nhất gây sóng thần hay không? Có thể dự đoán thời điểm xảy ra cũng như phòng tránh các hiện tượng này được hay không?

Đăng ngày: 27/11/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News