Khỉ ưu ái kẻ bắt chước mình


Con người chúng ta thường bắt chước dáng điệu và phong cách của người đối diện, điều này thường diễn ra trong khi cả hai phía đều không nhận biết được.

Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy sự bắt chước có thể làm tăng cảm tình và sự đồng tình mà người được bắt chước dành cho người bắt chước. Rộng hơn, những hành vi chung của loài người đã giúp chúng ta dễ dàng hòa hợp với nhau hơn và cùng phát triển trong một cộng đồng. Nói cách khác, bắt chước góp phần giúp những người xa lạ trở thành bạn bè.

Nhưng liệu điều này có đúng với các động vật linh trưởng khác hay không – đây vẫn là một câu hỏi còn để ngỏ. Kết quả nghiên cứu mới công bố trên tờ Science ngày 14 tháng 8 vừa qua đã khẳng định hiệu ứng này diễn ra ở loài khỉ mũ, một động vật linh trưởng có tính xã hội cao sống thành từng nhóm liên quan chặt chẽ.

Annika Paukner đến từ Viện Quốc gia về Sức khỏe Trẻ em và Phát triển Nhân loại (NICHD) cùng các đồng nghiệp đã tiến hành một loạt thử nghiệm trên khỉ.

Mỗi con khỉ được cho một quả bóng ném. Chúng thường chơi đùa bằng cách lấy các ngón tay thọc quả bóng, ngậm bóng vào miệng hoặc đập bóng xuống đất.

Khỉ mũ sống ở Brazil. (Ảnh: Elisabetta Visalberghi)

Mỗi con khỉ sẽ được ghép đôi với hai người nữa cũng có bóng trong tay. Một người ngay lập tức bắt chước hành động của con khỉ, trong khi người còn lại thực hiện một hành động khác (ví dụ, đập bóng xuống đất trong khi khỉ thọc bóng bằng tay).

Những con khỉ thường nhìn chăm chú vào người bắt chước nó khi đang chơi đùa với bóng, và sẽ chọn ngồi gần vị trí của người này trong chuồng (mỗi chuồng có 3 phần, một phần ở trước người bắt chước, một ở trước người làm động tác khác, và một nằm trung lập ở giữa).

Khỉ cũng tỏ ra ưu ái người bắt chước trong một trò chơi khác. Nó lấy một đồ mỹ ký nhỏ từ tay người, sau đó đưa trả lại để nhận phần thưởng là một miếng kẹo dẻo. Cả người bắt chước và người không bắt chước đều trao phần thưởng như nhau, nhưng khỉ đã chọn trao đổi nhiều hơn với người bắt chước.

Các nhà nghiên cứu cho rằng đây là dấu hiệu chứng tỏ khỉ có cảm giác gắn kết mạnh mẽ với người bắt chước, giống như hiện tượng xảy ra trong xã hội loài người.

“Tôi tin rằng mối liên hê giữa bắt chước và gắn kết là một cơ chế cơ bản, và nó có thể tồn tại ở rất nhiều động vật linh trưởng khác, thậm chí ở cả những loài động vật bậc thấp hơn nhưng cũng sống thành từng nhóm mang tính xã hội,” Paukner nói trong một email. “Tất nhiên chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu để xác định cơ chế này phổ biến ở mức độ nào trong thế giới động vật.”

Cần tiến hành nghiên cứu thêm để biết được việc bắt chước có thực sự tạo ra cảm giác gắn kết hay không, Josep Call, cán bộ viện nghiên cứu Nhân loại học Tiến hóa Max Planck cho biết.

Cũng có thể bắt chước là một biểu hiện của sự lệ thuộc, do đó khỉ cảm thấy ít bị đe dọa bởi một người bắt chước, ông viết trong một bài báo cùng dòng sự kiện trên tờ Science.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những cặp mắt dị thường của động vật (II)

Những cặp mắt dị thường của động vật (II)

Những tổ chức sinh vật khác nhau tiến hóa để quan sát thế giới theo cách khác nhau, với cấu tạo mắt tối ưu hóa cho các kiểu tồn tại đa dạng.

Đăng ngày: 04/04/2025
Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)

Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)

Theo các nhà khoa học, mắt của động vật tiến hóa cách đây khoảng 540 triệu năm như là cơ quan phát hiện ánh sáng giản đơn.

Đăng ngày: 04/04/2025
Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 29/03/2025
Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Đăng ngày: 28/03/2025
Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.

Đăng ngày: 26/03/2025
Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên

Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên

Với lực cắn khủng khiếp lên tới 2,6 triệu kg/m2, cá sấu châu Phi được xếp đầu danh sách những động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên.

Đăng ngày: 23/03/2025
Thú quý hiếm được giải cứu ở Việt Nam

Thú quý hiếm được giải cứu ở Việt Nam

Các loài thú quý hiếm như báo hoa mai, vượn đen má vàng, chà vá chân xám, voọc bạc, gấu ngựa đã được Tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã giải cứu.

Đăng ngày: 22/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News