Khoa học giờ dùng đến cả vệ tinh để giúp cá mập không bị tuyệt chủng

Các nhà khoa học giờ đây đã quyết định sử dụng công nghệ vệ tinh để cứu lấy cá mập.

Theo như thông báo mới đây của các chuyên gia Anh Quốc, khoa học hiện tại đã quyết định tận dụng công nghệ để giải cứu các loài cá mập - giống loài đang trên đà hướng tới bờ vực tuyệt chủng.

Công nghệ cụ thể ở đây chính là vệ tinh. Theo đó, khoa học lần này sẽ thử "chơi lớn", bảo vệ và theo dõi cá mập từ tận trên vũ trụ. Từ đây, các hành vi đánh bắt cá trái phép sẽ được lưu bằng chứng và triệt phá một cách tận gốc.

Trên thực tế thì cá voi, rùa biển và một số loài chim đã và đang được theo dõi bằng vệ tinh. Cá mập là thành viên mới nhất, và đây cũng là cột mốc để khoa học hy vọng rằng công nghệ sẽ được áp dụng trong việc bảo tồn các loài vật khác nữa.

Khoa học giờ dùng đến cả vệ tinh để giúp cá mập không bị tuyệt chủng
Trên thực tế thì cá voi, rùa biển và một số loài chim đã và đang được theo dõi bằng vệ tinh. Cá mập là thành viên mới nhất.

Nhiều loài cá mập sắp tuyệt chủng

Theo thống kê của IUCN, các chủng loài cá mập và cá đuối trên thế giới đã giảm số lượng đi rất nhiều trong vòng 5 thập kỷ qua. "Việc ứng dụng công nghệ sẽ là bước đi quan trọng để bảo tồn cá mập" - trích lời Michael Williamson từ Hiệp hội động vật học London và ĐH King's College (Anh Quốc).

Sử dụng vệ tinh, chúng ta có thể phân tích tình trạng loài theo một bức tranh lớn hơn. Theo Maria Jose Cornax - chuyên gia thuộc tổ chức bảo tồn Oceana, đây chính là tương lai của công tác bảo tồn đại dương.

Khoa học giờ dùng đến cả vệ tinh để giúp cá mập không bị tuyệt chủng
Những hình ảnh từ vệ tinh cho phép chúng ta theo dõi cá mập một cách sát sao.

"Hiện tại, việc truy bắt từng trường hợp đánh bắt cá trái phép là điều rất khó, cho cả nhà chức trách lẫn các nhà bảo vệ động vật" - Cornax cho biết.

"Công nghệ cho phép chúng ta phân tích một nguồn dữ liệu lớn và công khai chính là giải pháp. Nó giúp chúng ta ngăn chặn được những tổn hại có khả năng xảy ra".

Tại sao phải theo dõi cá mập từ tận vũ trụ?

Bởi lẽ hiện tại công nghệ vệ tinh của loài người đã rất phát triển, cộng thêm sự đồng bộ giữa các tổ chức khoa học. Sử dụng hệ thống vệ tinh toàn cầu hiện tại cho phép chúng ta phân tích những các yếu tố nhiệt độ và độ mặn của nước biển - vốn gây ảnh hưởng đến quá trình di chuyển của cá mập trên các đại dương.

Đây là một bước tiến rất quan trọng. Cần biết rằng cá mập hiện đang đứng đầu chuỗi thức ăn dưới đại dương, và vì thế chúng rất cần thiết cho hệ sinh thái.

Chính những dữ liệu này sẽ giúp chúng ta bảo vệ cá mập tốt hơn. Chẳng hạn, giới chức trách có thể bố trí sẵn những con tàu tại khu vực cá mập gặp rủi ro săn trộm cao. Ngoài ra, những hình ảnh từ vệ tinh cho phép chúng ta đánh giá số lượng cá mập một cách dễ dàng hơn, giống như những gì đã làm với cá voi và chim cánh cụt.

"Công nghệ này là cần thiết và đang được ứng dụng trên các loài cá mập cỡ lớn - những sinh vật dành nhiều thời gian gần mặt biển" - Williamson cho biết.

Khoa học giờ dùng đến cả vệ tinh để giúp cá mập không bị tuyệt chủng
Kết hợp cùng công nghệ gắn thẻ điện tử sẽ hỗ trợ ngăn chặn tội phạm đánh bắt trộm hiệu quả hơn.

Bên cạnh dữ liệu từ vệ tinh, việc kết hợp cùng công nghệ gắn thẻ điện tử lên cá mập sẽ hỗ trợ rất nhiều cho giới cảnh sát biển. Công nghệ này cho phép đồng bộ quá trình di chuyển của cá mập theo đúng thời gian thực từ vũ trụ, và giúp ngăn chặn tội phạm săn trộm hiệu quả hơn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những loài sên biển đẹp ngỡ ngàng dưới lòng đại dương

Những loài sên biển đẹp ngỡ ngàng dưới lòng đại dương

Những loài sên biển mang đủ hình thù kỳ quái, màu sắc sặc sỡ khiến nhiều người cho rằng chúng chính là bằng chứng về các sinh vật ngoài hành tinh đang hiện diện trên Trái đất.

Đăng ngày: 26/05/2019
Bọ khổng lồ xé xác cá sấu dưới đáy biển sâu 2.000 mét

Bọ khổng lồ xé xác cá sấu dưới đáy biển sâu 2.000 mét

Những con bọ chân giống to bằng quả bóng đá được bắt gặp ăn ngấu nghiến xác cá sấu tới khi no không thể nhúc nhích.

Đăng ngày: 12/04/2019
Nhiều loài cá bị “tăng động”, thay đổi hành vi giao phối vì hóa chất thải xuống biển của con người

Nhiều loài cá bị “tăng động”, thay đổi hành vi giao phối vì hóa chất thải xuống biển của con người

Có loài cá trở nên “tăng động” hơn và cũng có những loài cá thay đổi cả hành vi giao phối do hấp thụ phải những hóa chất do con người thải ra theo đường cống xuống đại dương.

Đăng ngày: 08/04/2019
Video: Phát hiện cá voi bạch tạng siêu hiếm ngoài khơi Mexico

Video: Phát hiện cá voi bạch tạng siêu hiếm ngoài khơi Mexico

Con cá voi bạch tạch khổng lồ làm người ta nhớ lại câu chuyện về quái vật biển cả trong cuốn tiểu thuyết năm 1851 của Herman Melville.

Đăng ngày: 08/04/2019
Đi dạo, cặp vợ chồng phát hiện

Đi dạo, cặp vợ chồng phát hiện "khuôn mặt" lạ hãi hùng

Cô gái giật mình khi phát hiện một "khuôn mặt" lạ nhăn nhó, khó chịu rất bí ẩn dưới bãi cát. Lấy hết can đảm, cả hai bước tới và nhận ra, khuôn mặt đáng sợ này rất giống mặt người, có hai mắt tròn to, cũng có hàm răng sắc bén.

Đăng ngày: 04/04/2019
Chất độc trong người cá mập trắng vô hại với nó nhưng tác động nặng nề đến hệ sinh thái

Chất độc trong người cá mập trắng vô hại với nó nhưng tác động nặng nề đến hệ sinh thái

Nghiên cứu mới đây đã xác nhận có nồng độ chất độc cực cao trong cơ thể của cá mập trắng. Thế nhưng, điều kỳ lạ là chúng không sao hết.

Đăng ngày: 04/04/2019
Nuốt 22kg rác nhựa, cá nhà táng mẹ chết khi chưa kịp sinh con

Nuốt 22kg rác nhựa, cá nhà táng mẹ chết khi chưa kịp sinh con

Bào thai con cá bé nhỏ nằm lẫn giữa 22kg rác nhựa, thủ phạm tước đi mạng sống của cả hai mẹ con cá nhà táng ở Sardinia, Ý khiến nhiều người thương cảm, phẫn nộ và sợ hãi trước thảm họa rác đại dương.

Đăng ngày: 02/04/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News