Khoa học phát hiện cây cũng biết "đau" khi bị chúng ta ăn

Một nghiên cứu mới đây cho thấy loài cây có thể nhận biết được khi chúng bị ăn và không hề thích điều đó một chút nào.

Theo trang tin Business Insider, thực vật có trí thông minh ở một mức độ nhất định không phải là kiến thức quá mới. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của các nhà khoa học tới từ Đại học Missouri (Mỹ), các loài cây còn có thể nhận biết khi chúng bị ăn và phát động một cơ chế tự vệ để ngăn cản điều đó xảy ra.

Nghiên cứu đã được tiến hành trên một loại cây thuộc họ cải có tên khoa học là Arabidopsis. Đây là loại cây có họ hàng gần với cải xanh, cải xoăn, mù tạt xanh và nhiều loại cây thuộc họ cải quen thuộc với chúng ta. Các nhà khoa học thường dùng loại cây này để tiến hành thí nghiệm vì đó là loài thực vật đầu tiên được họ giải mã gene thành công và biết khá tường tận về nó.

Khoa học phát hiện cây cũng biết đau khi bị chúng ta ăn
Các loài cây còn có thể nhận biết khi chúng bị ăn và phát động một cơ chế tự vệ để ngăn cản điều đó xảy ra.

Để trả lời cho câu hỏi liệu loài cây có "cảm giác" khi chúng bị ăn hay không, các nhà khoa học đã tiến hành ghi âm lại một cách chính xác những rung động được một con sâu bướm tạo ra khi ăn lá cây Arabidopsis. Nếu giả thuyết đúng, cây Arabidopsis sẽ có thể cảm nhận hoặc nghe được những rung động của con sâu bướm theo một cách nào đó.

Để kiểm soát thí nghiệm, các nhà khoa học cũng tạo ra các rung động mô phỏng theo các âm thanh trong thiên nhiên khác như tiếng gió thổi.

Kết quả? Các nhà khoa học đã phát hiện cây Arabidopsis sẽ sản xuất ra một loại dầu mù tạt có độc tính nhẹ khi bị ăn và chuyển đến lá cây nhằm đuổi những kẻ tấn công đi. Ngoài ra, khi nhận thấy hoặc nghe được những rung động do con sâu bướm tạo ra, số lượng dầu mù tạt được chuyển tới lá cây đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, đối với những loại rung động khác, cây Arabidopsis lại không hề có phản ứng gì.

"Các nghiên cứu trước đây chỉ kiểm tra cách thực vật phản ứng lại với âm thanh, bao gồm cả tiếng nhạc", Heidi Appel, nhà nghiên cứu cấp cao tại trường Đại học Missouri cho biết, "Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi là ví dụ đầu tiên cho thấy thực vật sẽ phản ứng với những rung động trong môi trường sinh thái như thế nào. Chúng tôi thấy rằng khi cảm nhận được những rung động do bị ăn, một số sự thay đổi chất sẽ diễn ra bên trong tế bào thực vật và giúp chúng tạo ra cơ chế phòng vệ hóa học để đẩy lùi các cuộc tấn công từ sâu bướm".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hoa trong suốt khi gặp mưa

Hoa trong suốt khi gặp mưa

Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Đăng ngày: 09/07/2018
Phát hiện mới: Thực vật tiền sử từ thời khủng long vẫn đang sống tốt

Phát hiện mới: Thực vật tiền sử từ thời khủng long vẫn đang sống tốt

Đây là loại tảo lớn, màu xanh lá cây, cung cấp thực phẩm và môi trường sống cho cá và các sinh vật dưới nước khác.

Đăng ngày: 07/08/2017
Đẹp tuyệt mỹ những bông cúc xanh đầu tiên trên thế giới

Đẹp tuyệt mỹ những bông cúc xanh đầu tiên trên thế giới

Được biết, sau hoa hồng thì hoa cúc là loài hoa bán chạy thứ hai trên thế giới. Hoa cúc gần như có đủ tất cả các màu nhưng màu xanh lam thì chưa hề có.

Đăng ngày: 06/08/2017
Hoa xác thối sắp nở ở vườn hoàng gia Anh

Hoa xác thối sắp nở ở vườn hoàng gia Anh

Các nhà nghiên cứu tại Vườn ươm Hoàng gia Edinburgh, Anh đang tích cực chuẩn bị để chào đón sự kiện nở lần hai của cây hoa xác thối 14 tuổi, theo Gizmodo.

Đăng ngày: 06/08/2017
Phát hiện cơ chế giúp thực vật sinh tồn trong thời tiết cực đoan

Phát hiện cơ chế giúp thực vật sinh tồn trong thời tiết cực đoan

Đây là khám phá mới hứa hẹn sẽ giúp ích cho các nhà nghiên cứu trong quá trình chuẩn bị các biện pháp giúp vụ mùa và cây cối vượt qua các điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Đăng ngày: 05/08/2017
Virus thây ma khiến sâu bướm nổ tung xác

Virus thây ma khiến sâu bướm nổ tung xác

Các chuyên gia về động vật hoang dã ở Anh phát hiện hiện tượng sâu bướm oak eggar nổ tung xác trên cây do nhiễm virus thây ma baculovirus, Telegraphngày 2/8 đưa tin.

Đăng ngày: 04/08/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News