Khoa học vừa làm một nghiên cứu với đối tượng "quái đản" nhất đại dương, và đây là lý do tại sao
Tại sao lại nghiên cứu về thứ này? Mọi chuyện đều có lý do.
Để nói một cách ngắn gọi thì đó là... phân cá!
Bất kỳ loài vật nào trên đời đều phải tuân theo một quy tắc chung, đó là có ăn vào thì phải có thải ra. Cá cũng vậy, chúng cũng đi cầu! Nhưng tại sao lại phải nghiên cứu về phân cá?
Về cơ bản, phân cá chứa toàn carbon, và đại dương thì ngập tràn phân cá. Theo nghiên cứu mới đây từ ĐH Rutgers (Mỹ), 16% lượng carbon trên các đại dương hiện nay đến từ cá - phân cá, quá trình hô hấp và một số loại hình bài tiết khác.
Phân cá chứa toàn carbon.
Con số 16% ấy tương đương với khoảng 1,65 tỉ tấn carbon dồn vào đáy đại dương mỗi năm, chiếm một phần không nhỏ trong bể chứa carbon lớn nhất thế giới.
"Đây là lần đầu tiên có nghiên cứu xét về tác động của cá đến lượng carbon" - trích lời chuyên gia sinh thái học Grace Saba từ ĐH Rutgers. Và cũng bởi chưa có nhiều nghiên cứu, Saba tin rằng vẫn còn nhiều điểm chưa chắc chắn trong ước tính mới của ông. Điều này cũng đồng nghĩa với việc sẽ cần thêm nhiều nghiên cứu khác nữa về số lượng cá, mật độ sinh học và lượng carbon do cá vận chuyển.
Nhìn chung, nghiên cứu của Saba cho thấy phân cá là một nguồn carbon rất lớn dưới biển sâu. Trong một thí nghiệm, nghiên cứu cho thấy một khối phân cá có thể chìm hoặc di chuyển hàng ngàn mét. Đáng chú ý, chúng lại có khả năng hạn chế phân hủy dưới nước một cách kỳ lạ.
Với mô hình khí hậu quy mô lớn, các nhà nghiên cứu ước tính tác động của cá đến lưu lượng carbon là tương đương với phù du, dù chưa thể khẳng định.
Trước đó, các loài phù du vốn được xem là xương sống của hệ sinh thái đại dương, bởi lẽ chúng có thể chuyển CO2 thành carbon hữu cơ trong quá trình quang hợp. Số carbon này có thể chìm xuống, hoặc bị vi khuẩn, cá hoặc các loài phù du ở dưới đáy sâu hơn. Hoặc, chúng có thể đi xuống sâu hơn nhờ vào quá trình carbon hòa tan bị khuếch tán.
Sau khi số carbon ấy chạm xuống đáy biển, chúng sẽ được các sinh vật dưới đáy tiêu thụ. Đây là một quá trình tự nhiên, tạo ra sự cân bằng về nguồn CO2 của đại dương. Tuy nhiên, lượng carbon này có thể tái đẩy lên bề mặt, tạo ra một nguy cơ lớn dành cho cơn khủng hoảng khí hậu toàn cầu hiện nay.
Cá nhìn chung đang có vai trò quan trọng để đẩy, trữ carbon của hành tinh xuống biển sâu.
Cá nhìn chung đang có vai trò quan trọng để đẩy, trữ carbon của hành tinh xuống biển sâu. Tuy nhiên với việc chưa có nhiều dữ liệu, vẫn chưa thể khẳng định được câu chuyện này. Mặt khác, điều này cũng đồng nghĩa với việc chúng ta chưa thể nắm được ảnh hưởng từ chuyện khai thác cá đến tình hình biến đổi khí hậu hiện nay.
Theo các chuyên gia, khi lượng cá giảm đi, cần phải có thêm nhiều nghiên cứu để đánh giá sức ảnh hưởng đến lưu lượng carbon, và đây là điều cần được ưu tiên. Nếu như quá trình chuyển carbon từ bề mặt xuống đáy chậm lại, nghĩa là tác động đến môi trường sẽ lớn hơn chúng ta tưởng rất nhiều. Theo một số nghiên cứu gần đây, việc tăng lượng carbon bề mặt tại Bắc Đại Tây Dương có thể gây thiệt hại từ 170 tỉ đến 3000 tỉ đô. Và đó mới chỉ là một đại dương thôi.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Limnology and Oceanography.
- Mất bao lâu để chúng ta yêu một người?
- Phát minh văn phòng làm việc độc lạ chỉ có ở Nhật ai nhìn cũng trầm trồ ngưỡng mộ
- Cách tạo ra các siêu chiến binh kiểu Iron Man, Captain America