Khoa học vừa tìm ra một khả năng cực kỳ kinh khủng của loài gián Đức
Chúng đến từ những ngóc ngách tăm tối, ẩm thấp bậc nhất Trái đất. Chúng chui ra từ mọi xó xỉnh! Nơi nào có rác, nơi đó chúng sinh sôi. Chúng còn đặc biệt khó giết. Hẳn là không dưới một lần, bạn đập cho chúng một cái, chúng nằm thẳng cẳng, nhưng rồi ngoảnh đi ngoảnh lại thì cái xác đã biến mất từ lúc nào.
Đó là gián - một trong những sinh vật sống dai và khó giết bậc nhất hành tinh.
Gián - một trong những sinh vật sống dai và khó giết nhất.
Nhưng trong số các loài gián, một số loài còn dai dẳng hơn bình thường. Chẳng hạn như loài gián Đức (Blattella germanica) đã hoành hành tại các chung cư tại Hà Nội và Sài Gòn thời gian vừa qua. Chúng thực sự là nỗi kinh hoàng, khi không những sống dai mà còn ăn và gặm nhấm tất cả mọi thứ, từ da, sách, bao bì nhựa cho đến thức ăn. Đặc biệt hơn, chúng còn có khả năng kháng lại một số loại thuốc diệt côn trùng vốn đang được dùng để tiêu diệt gián thường cực kỳ hiệu quả.
Có điều, khả năng của chúng không chỉ có vậy. Mới đây, một nghiên cứu từ ĐH Purdue (Mỹ) đã tiết lộ một năng lực khác của loài gián này. Đó là chúng dai dẳng đến nỗi tự hình thành được kháng thể chống lại những loại thuốc diệt côn trùng chưa từng gặp bao giờ.
Gián Đức (trái) và gián thường.
Cụ thể, các chuyên gia đã thử làm thí nghiệm trên một vài thế hệ gián (gián Đức sinh sản rất nhanh), để kiểm tra khả năng kháng thuốc của loài vật này đến mức độ nào.
"Chúng tôi đã thử với một số loại thuốc diệt côn trùng, xem loại nào có tác dụng nhất. Nhưng kể cả như vậy, chúng tôi vẫn không thể kiểm soát khả năng sinh sôi của gián Đức" - Michael Scharf, nhà côn trùng học cho biết.
Scharf và đội nghiên cứu đã xuống một tòa chung cư để bẫy gián, sau đó đưa chúng vào phòng thí nghiệm, tách ra làm 2 nhóm để kiểm tra khả năng kháng thuốc. Cùng lúc đó, căn hộ được áp dụng 3 phương pháp diệt côn trùng với tần suất 3 tháng/lần.
Phương pháp đầu tiên là sử dụng 1 loại thuốc đơn lẻ. Thứ 2 là dùng hỗn hợp 2 loại thuốc. Và thứ 3, đội nghiên cứu chọn riêng loại thuốc ít bị kháng nhất.
Kết quả cho thấy, giải pháp dùng hỗn hợp 2 loại thuốc gần như không có tác dụng, khi số gián vẫn liên tục sinh sôi. Phương pháp đầu tiên thì chỉ có thể kiểm soát số lượng gián trong thời gian ngắn.
Khả năng kháng thuốc của chúng tăng từ 4 - 6 lần chỉ trong 1 thế hệ.
Quay trở lại phòng thí nghiệm, các chuyên gia muốn tìm ra loại thuốc chúng sợ nhất, và xem liệu có thể tiêu diệt hoàn toàn được chúng hay không. Nhưng rất tiếc là kết quả vẫn vậy, khi số lượng chỉ có thể kiểm soát trong thời gian ngắn.
Các thế hệ gián tiếp theo sẽ sinh sôi như chẳng có chuyện gì xảy ra. Và đặc biệt, chúng cũng hình thành khả năng kháng lại luôn những loại thuốc mà bản thân chúng chưa từng tiếp xúc bao giờ.
"Khả năng kháng thuốc của chúng tăng từ 4 - 6 lần chỉ trong 1 thế hệ" - Scharf cho biết. "Thực sự bất ngờ khi chúng có thể kháng nhanh đến vậy."
Lý do chính xác giúp chúng có khả năng kháng thuốc nhanh vẫn còn là một ẩn số. Không giống như các siêu vi khuẩn, gián không có khả năng kháng thuốc mạnh đến vậy. Hoặc đó chỉ là... khoa học tưởng như vậy và chưa có nghiên cứu cụ thể.
Vậy nên, bài học ở đây là đừng để nhà bị nhiễm gián, mà luôn dọn dẹp thật sạch sẽ để chúng không có môi trường sinh sôi.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Scientific Reports.

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Phân biệt đào bích và đào phai
Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Top 8 loài hoa đắt đỏ nhất hành tinh, có tiền cũng chưa chắc mua được
Thậm chí có loài hoa hiếm tới mức chưa ai có thể định giá được nó.

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ
Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
