Khoang miệng nhiều vi khuẩn nhưng sao vết thương cắn vào lưỡi lại không bị nhiễm trùng?
Đã bao giờ bạn không may tự cắn rách cả lưỡi của mình chưa? Có lẽ ai trong số chúng ta cũng đã từng ít nhất một lần "tự làm khổ mình" như thế.
Nhưng có một sự thật khá thú vị, các vết rách ở lưỡi do chúng ta vô tình cắn phải rất hiếm khi bị nhiễm trùng dù khoang miệng chứa lượng vi khuẩn khổng lồ.
Chắc ai cũng đã từng 1 lần cắn vào lưỡi rồi đúng không?
Nghiên cứu chỉ ra, trung bình có hàng tỷ con vi khuẩn thuộc hơn 400 loài khác nhau đang tồn tại trong khoang miệng mỗi người.
Phần nhiều vi khuẩn trong số đó chỉ chực chờ xâm nhập vào vết thương hở và gây nhiễm trùng mà thôi.
Trung bình có hàng tỷ con vi khuẩn đang tồn tại trong khoang miệng mỗi người.
Vậy tại sao các vết thương hở ở lưỡi do chúng ta vô tình cắn phải rất hiếm khi nhiễm trùng, và thường tự lành lại trong vài ngày?
Câu trả lời là khoang miệng của chúng ta luôn luôn được bảo vệ.
Các nhà khoa học cho biết, cả tuyến nước bọt và niêm mạc trong khoang miệng đều chứa globulin A (SlgA) - một loại kháng thể có khả năng chống lại sự phân hủy và kháng lại các vi khuẩn gây bệnh.
Khi chúng ta vô tình cắn rách lưỡi, những kháng thể globulin A này sẽ ngay lập tức được "điều động" đến vị trí vết thương theo các tuyến nước bọt, và hình thành một lớp bảo vệ ngăn không cho các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập và làm nhiễm trùng vết thương.
Bên cạnh đó, bên trong miệng và lưỡi được bao phủ bởi nhiều mạch máu có chứa tính kháng khuẩn. Khi cắn phải lưỡi, máu được tiết ra ở các vết thương hở cũng có vai trò kháng lại vi khuẩn gây bệnh giống như kháng thể globulin A.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là lưỡi và khoang miệng của chúng ta đã hoàn toàn được bảo vệ.
Trong một số trường hợp, vết thương do cắn phải lưỡi vẫn có thể bị nhiễm trùng, đặc biệt là đối với người có hệ miễn dịch yếu hoặc người cao tuổi. Khi lưỡi nhiễm trùng có thể sẽ gây sốt, sưng, và để lại sẹo. Vì vậy, phòng bệnh vẫn hơn là chữa bệnh.
Hãy cẩn trọng hơn trong khi ăn để hạn chế những vết thương không mong muốn.
Cách tốt nhất vẫn là giữ cho khoang miệng khỏe mạnh bằng việc đánh răng 2 lần/ngày và để tâm đến việc vệ sinh răng miệng.
Bên cạnh đó hãy cẩn trọng hơn trong khi ăn để hạn chế những vết thương không mong muốn do vô tình cắn vào lưỡi. Trong trường hợp các vết thương tự cắn vào lưỡi gây ra do răng không đều hoặc hàm bị lệch, hãy đến các cơ sở nha khoa để kiểm tra và khắc phục.

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ
Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu
Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?
Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).

Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn
Hôn người khác có thể kéo đến từ những bệnh nhẹ như herpes miệng đến vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm màng não do virus hoặc quai bị.

Cách xử lý khi bị ong đốt
Bị ong đốt khiến bạn đau buốt, có thể bị nhiễm độc thậm chí tử vong nếu không được xử lý, cứu chữa kịp thời. Vậy, phải làm gì, sơ cứu vết đốt ra sao khi bị ong đốt?
