Khoảnh khắc thót tim: Cá mập san hô ngoạm tay thợ lặn
Một nhiếp ảnh gia dưới nước chụp lại khoảnh khắc căng thẳng khi người bạn của anh rút cánh tay ra khỏi miệng cá mập san hô Caribe dài hơn hai mét ở ngoài khơi Florida.
Thợ lặn Chang Sien Chin tìm cách rút tay khỏi miệng cá mập. (Ảnh: Tanner Mansell)
Tanner Mansell, nhiếp ảnh gia 29 tuổi đến từ Florida, và bạn anh là Chang Sien Chin bắt gặp đàn cá mập san hô hơn 20 con khi bơi ở Nassau, Bahamas. Chang mặc bộ đồ bảo hộ giúp bảo vệ cơ thể khỏi thương tích do cá mập cắn. Tuy nhiên, Tanner không dùng bất kỳ biện pháp bảo vệ nào khi chụp ảnh từ khoảng cách chỉ 1,5 mét.
Những con cá mập bơi lượn xung quanh hộp thức ăn mồi. Bộ áo giáp hợp bởi những vòng kim loại xâu vào nhau bảo vệ cánh tay của Chang trước con cá mập hung dữ lao tới tấn công anh. Tanner chia sẻ bức ảnh chụp cảnh tượng trên mạng xã hội Instagram, thu hút nhiều lượt bình luận.
Cá mập san hô Caribe (Carcharhinus perezi) được tìm thấy ở các vùng biển nhiệt đới phía tây Đại Tây Dương từ Florida đến Brazil. Môi trường sống của cá mập san hô Caribe là tầng nước nông dưới 30m. Với chiều dài lên tới 3m, cá mập san hô Caribe là một trong các động vật ăn thịt lớn nhất trong hệ sinh thái rạn san hô. Thức ăn của chúng là các loại cá và mực. Chúng kiếm ăn tại các rạn san hô và nghỉ ngơi tại hang động, đáy biển. Giống như cá mập khác trong phân họ, chúng đẻ 4 - 6 con mỗi năm.

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?
Các nhà khoa học cho biết không phải ngẫu nhiên mà sinh vật biển, đặc biệt là rùa, lại ăn rác thải nhựa...

Những điều thú vị về con sam biển
So với cua, tôm thì loài sam biển là loài hải sản không đắt đỏ bằng, tuy nhiên, giá trị mà nó mang lại đối với y học thì ít có loài nào sánh bằng.

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn
Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Kẻ bá chủ thực sự của đại dương
Mối quan hệ giữa kẻ săn mồi và con mồi luôn mật thiết với nhau, nếu thiếu một thì kẻ kia cũng không thể tồn tại. Cá mập dường như đang thực hiện sứ mệnh loại bỏ những cá thể yếu kém ra khỏi bầy đàn, tạo điều kiện cho những cá thể còn lại phát triển tốt hơn.
