Khói bụi núi lửa giống nổ bom nguyên tử

Ngày 22, 23/3, núi lửa Redoubt tại Anchorage, bang Alaska của Mỹ phun 6 lần, tạo ra cột khói hình nấm cao hơn 15 km, giống hệt cột khói các vụ nổ bom nguyên tử.

Sau khi phun liên tục trong 4 tháng của năm 1989, núi lửa Redoubt ngừng hoạt động và phủ đầy băng tuyết. Người ta ngỡ nó ngủ yên nhưng nó phun trở lại lần đầu tiên lúc 22h38 ngày 22/3 và lần gần đây nhất vào 13h41 hôm qua.

Gió cuốn mây bụi từ Anchorage hướng tới Willow và Talkeetna gần núi McKinley, ngọn núi lớn nhất Bắc Mỹ.

Trước đó, các nhà chức trách khuyến cáo cư dân Alaska dự phòng đèn chiếu, pin, lương thực đủ dùng 5, 6 ngày và tránh ra đường. Tro bụi nguy hiểm phun ra từ ngọn núi này có thể làm tổn thương da, mắt và hệ thống hô hấp, làm hư hại động cơ và máy móc.

Khác Hawaii, nơi dung nham chảy thành dòng sông nóng đỏ, núi lửa của Alaska nổ và phóng tro lên rất cao. Lần phun năm 1989, ngọn núi này tung tro bay xa 240 km, tạo nhiều đám mây khiến một phi cơ KLM chở hành khách bị hỏng máy vì tro. Sau khi mất cao độ trên 3 km, phi công tái khởi động được cả bốn máy và hạ cánh an toàn tại Anchorage. Dù vậy, chiếc phi cơ này phải sửa chữa với chi phí 80 triệu USD.

Cũng vì tro bụi, hãng hàng không Alaska hôm qua phải hủy 19 chuyến bay. 60 máy bay chiến đấu, vận tải của quân đội cũng bị hoãn. Một số thượng nghị sỹ thuộc bang này cũng hủy chuyến bay khiến công việc liên quan đến quỹ kích thích kinh tế của Mỹ phải đình lại.

Ngọn núi Redoubt cao hơn 3 km, cách Anchorage gần 500 km về hướng Tây Nam. Từ chủ nhật đến thứ hai có tới 50 vụ động đất được ghi nhận. Các nhà chức trách cảnh báo núi lửa Redoubt có thể lại phun trào trong vài ngày hoặc vài tuần tới.

Dưới đây là một số hình ảnh về sự hoạt động của ngọn núi lửa:

 

Khi chưa phun, Redoubt trông thật hiền hòa



Núi lửa ở Hawaii phun nham thạch nóng đỏ, còn Redoubt phun tro, bụi và khói



Redoubt đã hoạt động trong hai ngày qua.



Núi Redoubt phun trào trông như nổ bom nguyên tử.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Đăng ngày: 05/04/2025
Hòn đảo

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao

Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News