Khói bụi ô nhiễm từ Trung Quốc lan sang Nhật
Ngày 4/2 chính quyền Nhật đã phải ra cảnh báo sức khỏe tới người dân khi làn khói bụi ô nhiễm dày đặc từ Trung Quốc tấn công sang nước này. Đường dây nóng của Bộ Môi trường Nhật quá tải vì những câu hỏi đầy lo lắng từ người dân.
Hãng tin AFP dẫn thông báo của Bộ Môi trường Nhật cho biết: “Việc truy cập vào hệ thống theo dõi ô nhiễm không khí của chúng tôi đã hầu như tắc nghẽn kể từ tuần trước, còn điện thoại ở đây liên tục reo bởi những người lo lắng không ngừng đặt câu hỏi về tác động đối với sức khỏe mà khói bụi gây ra”.
Kể từ tuần trước, hình ảnh Bắc Kinh và các thành phố khác tại Trung Quốc bị bao phủ bởi những màn khói trắng dày đặc đã được phát đi trên các kênh truyền hình của Nhật. Các bản tin thời sự thậm chí còn cho phát những bản đồ cho thấy màn khói ô nhiễm tích tụ ngày càng mạnh khắp Trung Quốc sau đó dần lan qua biển hướng tới Nhật.
Các màu hồng, đỏ và da cam cho thấy khói bụi với các mức độ ô nhiễm cao nhất đang hướng tới hòn đảo Kyushu ở phía Nam của Nhật.
Khẩu trang đang là vật thiết thân của người Bắc Kinh khi ra đường
Mối quan hệ giữa Tokyo và Bắc Kinh hiện đã căng thẳng do vấn đề chủ quyền biển đảo ở biển Hoa Đông. Và trên các đường phố Tokyo, thông tin về khói bụi ô nhiễm từ Trung Quốc lan sang càng khiến phản ứng của người Nhật thêm mạnh mẽ.
“Trung Quốc là hàng xóm của chúng tôi nhưng giữa hai nước đã xảy ra nhiều chuyện với đủ mọi vấn đề”, ông Takaharu Abiko, 50 tuổi nói. “Tình hình thật đáng ngại. Thứ ô nhiễm này rất nguy hiểm, giống như thuốc độc mà chúng tôi không thể tự bảo vệ bản thân. Thật đáng sợ”.
Về phần mình các quan chức Nhật không muốn đổ mọi trách nhiễm về ô nhiễm không khí lên người hàng xóm nhưng Yasushi Nakajima, đại diện Bộ Môi trường cũng khẳng định: “Chúng ta không thể phủ nhận rằng có ảnh hưởng từ ô nhiễm không khí tại Trung Quốc”.
Theo ông Atsushi Shimizu đến từ Viện nghiên cứu môi trường quốc gia của Nhật, trong vài ngày qua, mức độ ô nhiễm không khí tại khu vực Tây Nhật Bản đã vượt ngưỡng cho phép của chính phủ trong đó loại bụi với kích thước cực nhỏ đang là một vấn đề.
Khói bụi ô nhiễm đang lan nhanh từ Trung Quốc sang Nhật
Những cơn gió mạnh từ phía Tây mang theo các hạt lơ lửng trong không khí từ lục địa châu Á tới Nhật. Chuyên gia này cho biết. Trong đó đáng ngại nhất là nồng độ các hạt bụi có đường kích từ 2,5 micro met trở xuống tại phía Bắc Kyushu những ngày qua đã vượt 50 micro gram/m3 không khí. Trong khi đó tiêu chuẩn của chính phủ Nhật chỉ là 35 micro gram/m3 không khí. Con số này tại Bắc Kinh từng nhiều lần vượt mức 500 micro gram/m3 không khí.
Các loại cát vàng từ sa mạc ở Mông Cổ và Trung Quốc chính là một nguồn phát tán các hạt bụi này. Ngoài ra còn có khí thải từ các ô tô và nhà máy. “Vào thời gian này trong năm chắc chắn không có cát vàng. Do đó chúng chính là các chất độc hại”, ông Shimizu nói tiếp đồng thời cảnh báo rằng “những người mắc các bệnh về hô hấp nên thận trọng”.
Toshihiko Takemura, phó giáo sư đại học Kyushu, người điều hành một trạm quan trắc không khí cho biết “tác động của ô nhiễm không khí xuất phát từ Trung Quốc lên Nhật Bản được khoa học phát hiện từ hơn một thập kỷ trước".
Đặc biệt là tại Kyushu, ô nhiễm không khí được phát hiện hàng ngày kể từ vài năm trước”, ông Takemura khẳng định với AFP. “Người dân ở phía Đông và Bắc Nhật Bản là những người được cảnh báo muộn về vấn đề ô nhiễm không khí xuyên biên giới”. Ông cũng đồng ý với ý kiến rằng những người mắc bệnh hô hấp cũng như trẻ em nên có các biện pháp tự bảo vệ tăng cường để trách bị ảnh hưởng.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
