Khối lượng băng ở Bắc cực xuống mức thấp kỷ lục
Theo số liệu của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) công bố ngày 11/9, biển băng ở Bắc Cực đang tiếp tục giảm mạnh về khối lượng bên cạnh việc thu hẹp diện tích ở mức chưa từng có vào mùa Hè.
Phát hiện trên dựa vào kết quả thu thập được từ vệ tinh khoa học của ESA mang tên CryoSat.
ESA cho biết hồi tháng 4 vừa qua, lớp băng ở Bắc Cực ở mức mỏng nhất từng quan sát được trong vòng ba năm khảo sát.
Ảnh: vimeo.com
Giáo sư Andrew Shepherd thuộc Đại học Leeds (Anh) cho rằng những dữ liệu mà CryoStat cung cấp là bằng chứng rõ ràng về sự thu hẹp lớp biển băng Bắc Cực.
Từ những kết quả đo đạc của vệ tinh có thể thấy được lớp băng ở một số vùng của Bắc Cực đã mỏng đi nhanh hơn so với vùng khác, ngoài ra lượng băng vào mùa Đông và mùa Hè đều giảm trong ba năm qua. Khối lượng biển băng Bắc Cực vào cuối mùa Đông năm ngoài chỉ còn chưa đầy 15.000km3, mức thấp nhất so với tất cả các năm trước khi bước vào mùa Hè.
Trước đó, vào mùa Hè năm 2012, khối lượng biển băng Bắc Cực cũng đã giảm xuống mức thấp kỷ lục, một dấu hiệu được nhiều chuyên gia nhận định là do hậu quả của sự ấm lên toàn cầu do con người tạo ra.
Vệ tinh CryoSat - thực chất là CryoSat-2, thay thế vệ tinh ban đầu bị thất lạc khi phóng, được đưa lên quỹ đạo vào tháng 4/2010. Nó có một dụng cụ đo độ cao bằng radar vi sóng trong mọi thời biết, có khả năng phát hiện những thay đổi về độ dày băng ở mức chính xác tới 1cm.
ESA cho biết vệ tinh được thiết kế với thời gian hoạt động ba năm nhưng vẫn đang ở tình trạng tốt và có thể tiếp tục được sử dụng tới năm 2017.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac
