Không chỉ cảm nhận, cua còn nhớ được cảm giác đau đớn

Nghiên cứu mới do trường đại học Belfast tại Queen thực hiện cho thấy cua không chỉ chịu đựng đau đớn và còn nhớ được những ký ức đó.

Nghiên cứu do giáo sư Bob Elwood và Mirjam Appel thuộc Trường khoa học Sinh học tại Queen thực hiện đã tìm hiểu các phản ứng của cua ở nhờ đối với những cú sốc điện cường độ nhẹ. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Animal Behaviour.

Giáo sư Elwood, người trước đây từng thực hiện một nghiên cứu về khả năng chịu đau của tôm pandan, nói rằng nghiên cứu của ông nhấn mạnh đến yêu cầu cần phải tìm hiểu các loài giáp xác bị đánh bắt để chế biến trong ngành công nghiệp thực phẩm được đối xử như thế nào. Cua ở nhà không có vỏ nên chúng phải sinh sống trong các cấu trúc khác, thường là những chiếc vỏ trống của các loài động vật thân mềm. Dây điện được gắn với cái vỏ để truyền các xung điện cường độ nhỏ đến bụng của một vài con cua nằm trong vỏ.

Những con cua duy nhất chui ra khỏi vỏ là những con bị điện giật, điều này chỉ ra rằng kinh nghiệm đó rất khó chịu đối với chúng. Đồng thời thí nghiệm cũng cho thấy rằng quá trình xử lý thần kinh đã xảy ra chứ không chỉ đơn giản là một phản xạ.

Cua ở nhờ thích một số loại vỏ nhất định hơn so với các loại vỏ khác. Người ta cũng phát hiện ra rằng chúng sẽ chui ra khỏi những cái vỏ mà chúng ít thích nhất.

Tuy nhiên mục tiêu chính của thí nghiệm này là truyền các xung điện ở dưới ngưỡng khiến những con cua phải bò ra khỏi vỏ để xem điều gì đã xảy ra khi một cái vỏ mới được cung cấp sau đó. Những con cua bị điện giật nhưng vẫn cố ở trong vỏ dường như có thể nhớ được kinh nghiệm này bởi chúng nhanh chóng di chuyển tới chiếc vỏ mới, khảo sát chiếc vỏ mới qua loa rồi nhanh chóng chuyển vào chiếc vỏ này.

Không chỉ cảm nhận, cua còn nhớ được cảm giác đau đớn
Trên hình là một con cua ở nhờ. (Ảnh: Giáo sư Bob Elwood)

Giáo sư Elwood cho biết: “Từ lâu đã có một cuộc tranh luận về vấn đề liệu các loài giáp xác, trong đó có cua, tôm pandan và tôm hùm, có thể cảm nhận đau đớn hay không. Các nghiên cứu trước cho chúng ta biết rằng chúng có thể phát hiện các kích thích có hại và rút lui khỏi nơi có tín hiệu kích thích; nhưng đó chỉ là một phản xạ đơn giản không hề có cảm nhận bên trong về sự khó chịu mà chúng ta coi đó là sự đau đớn”.

“Nghiên cứu này lại chứng minh rằng đó không phải là một phản xạ đơn giản, ngược lại những con cua đã đánh đổi nhu cầu về một chiếc vỏ chất lượng với nhu cầu tránh được tác nhân gây hại. Sự đánh đổi như thế có xảy ra ở các loài động vật có xương sống, những phản ứng đối với sự đau đớn của chúng được kiểm soát dựa trên các nhu cầu khác”.

“Ví dụ, con người có thể giữ một cái đĩa nóng đựng thức ăn nhưng lại có thể làm rơi một cái đĩa không, điều đó cho thấy chúng ta có tính đến các yêu cầu động lực khác nhau khi đáp lại sự đau đớn. Dạng đánh đổi này trước đây chưa được chứng minh là có tồn tại ở động vật giáp xác. Kết quả cũng khớp với quan điểm cho rằng sự đau đớn được những loài vật này trải nghiệm”.

Các nghiên cứu trước đó do trường đại học tại Queen thực hiện cũng nhận thấy tôm pandan có hành động chà xát lâu hơn khi một bên râu bị tác động bởi axit axetic nhẹ, nhưng hành động này lại giảm đi khi nó bị gây tê cục bộ. Kết quả của cả hai nghiên cứu đều khớp với các quan sát về sự đau đớn ở động vật có vú. Nhưng giáo sư Elwood lại cho rằng không giống với động vật có vú, hàng triệu động vật giáp xác bị đánh bắt để phục vụ cho ngành công nghiệp thực phẩm và thủy sản mỗi ngày lại không được bảo vệ nhiều.

Ông thêm rằng: “Cần phải tiến hành thêm nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực này khi mà một vấn đề tiềm năng lớn đang bị ngó lơ. Luật pháp bảo vệ các loài giáp xác đã được đưa ra nhưng lại chỉ tính đến các nghiên cứu khoa học. Hàng triệu động vật giáp xác bị đánh bắt hoặc nuôi trồng để phục vụ cho ngành công nghiệp thực phẩm. Chẳng hề có một sự bảo vệ nào đối với những loài vật này (ngoại lệ ở một số bang của Australia) bắt nguồn từ suy nghĩ cho rằng chúng không thể cảm nhận được đau đớn. Với các loài động vật có xương sống, chúng ta được yêu cầu cẩn trọng, tôi nghĩ rằng phương thức này cũng nên được áp dụng với các loài giáp xác”.

Tham khảo:
Robert W. Elwood, Mirjam Appel. Pain experience in hermit crabs? Animal Behaviour, 2009; DOI: 10.1016/j.anbehav.2009.01.028

Từ khóa liên quan:

cua

đau đớn

vỏ

thần kinh

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Cũng như các ngày lễ khác, trong lễ Halloween, người ta thường ăn một số món ăn đặc trưng và mang ý nghĩa đặc biệt cho dịp này.

Đăng ngày: 25/10/2018
Giải cứu trăn khổng lồ dài 10 mét sang đường, bị xe đè kẹt cứng

Giải cứu trăn khổng lồ dài 10 mét sang đường, bị xe đè kẹt cứng

Theo Sputnik, dân làng ở Indonesia đã giúp giải cứu con trăn khổng lồ dài tới 10 mét trên đường Axis 10 dẫn đến thành phố Palopo.

Đăng ngày: 23/07/2018
Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Về cơ bản, ngao Tây Tạng (hoặc ngao Tạng) nổi tiếng vì khả năng trung thành tuyệt đối với chủ nhân. Đó là một trong những đặc điểm giúp chúng trở thành loài chó đắt nhất thế giới trong nhiều năm liền.

Đăng ngày: 20/07/2018
Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Quạ là loài chim có tập tính xã hội cao và chúng vẫn tiếp tục quan hệ gắn bó cả sau khi chết. Những con quạ sống thường tụ tập và kêu ầm ỹ gần xác đồng loại, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018

"Điểm mặt chỉ tên" những "hung thần" mạnh không kém chó ngao Tây Tạng

Bản tính hung dữ một phần nào đó vẫn tồn tại trong những loài chó đã được thuần dưỡng hiện nay.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể

Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể "vô tư" leo tường vào nhà dân mà chẳng ai sợ - vì sao?

Chúng có thể bơi lội dưới những kênh rạch bao quanh các khu dân cư hay trèo lên các ngôi nhà cao tầng của Nhật Bản để tìm kiếm con mồi yêu thích.

Đăng ngày: 19/07/2018
Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Loài rắn mới này được đặt tên là "Bandy-Bandy". Do đặc tính sống chui lủi trong hang, các nhà khoa học Úc rất bất ngờ khi vấp phải nó tại một khu vực gần biển.

Đăng ngày: 18/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News