Không có hai bông tuyết nào giống nhau
Không khác gì băng, nhưng bông tuyết được tạo thành dưới hình hài rất phức tạp. Một tinh thể băng đơn lẻ được gọi là tinh thể tuyết. Một hoặc nhiều tinh thể tuyết như vậy gắn với nhau lại cho ra tinh thể băng. Và như bạn thấy, có vô số khả năng dính bám vào nhau của chúng.
Khi Libbrecht bắt đầu chế tạo các bông tuyết trong phòng thí nghiệm, ông chụp ảnh chúng qua kính hiển vi nhằm tìm hiểu đặc tính cơ bản của mỗi bông. Công việc chụp ảnh được bắt đầu vào năm 2001.
Ông phát hiện thấy thời tiết lạnh tạo ra những dạng tinh thể độc đáo, kỳ lạ hơn. Và khi trời ấm lên, các bông tuyết có xu hướng kém ngoạn mục.
Vì băng rất trong, nên muốn những bông tuyết bộc lộ hết vẻ đẹp kỳ diệu của chúng, Libbrecht phải chiếu sáng ở góc độ hợp lý. "Tôi sử dụng những loại đèn màu khác nhau chiếu qua tinh thể, nhờ thế cấu trúc của băng đáp ứng với ánh sáng giống như các thấu kính phức tạp khúc xạ ánh mặt trời", ông nói. Libbrecht phải làm việc thật nhanh, dùng một cái cọ vẽ đặt bông tuyết lên giá chụp. Khi bông tuyết rơi xuống, trong vài phút chúng đã mất đi hình hài sắc sảo của mình và trở nên kém hấp dẫn.
Những bức ảnh đã giúp Libbrecht mô tả tính không ổn định trong bông tuyết mà các nhà nghiên cứu khác bỏ qua. Nghiên cứu còn giúp ông phân tích những cơ chế tăng trưởng độc nhất vô nhị, đặc biệt ở phạm vi cực nhỏ. Ngoài ra, nó cũng có thể được ứng dụng trong việc chế tạo chất bán dẫn.
Libbrecht cũng cho biết tuy không có hai bông tuyết nào giống hệt nhau, nhưng tương đồng thì có nhiều. "Trong phòng thí nghiệm chúng tôi thường tạo ra những tinh thể 6 cạnh rất đơn giản, và chúng rất giống nhau".

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Khí hậu Địa Trung Hải
Các loại hình khí hậu trên thế giới rất đa dạng, các nhà thủy văn học thường căn cứ vào đặc điểm của vùng để đặt tên cho khí hậu như: khí hậu sa mạc, khí hậu thảo nguyên, khí hậu rừng mưa,... duy có kh&iacu

Tại sao những vùng rừng núi thường mưa nhiều?
Theo thống kê, lượng mưa đo được ở những vùng có mật độ rừng núi che phủ lớn gấp mấy lần ở những nơi không có rừng núi. Lượng mưa nhiều hay ít được quyết định bởi lượng hơi nước trong không khí.

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.
