Không khí lạnh gây mưa ở Bắc Bộ, chiều nay trời chuyển rét
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, không khí lạnh hiện đang tiến sát các tỉnh vùng núi phía Bắc, sẽ gây mưa cho khu vực Đông Bắc Bộ từ chiều hôm nay (14/3).
Trong ngày, các tỉnh phía Bắc vẫn tồn tại 2 kiểu thời tiết. Đông Bắc Bộ trời có khoảng tạnh ráo trong buổi sáng. Từ chiều 14/3, khu vực này vừa có mưa, nhiệt độ vừa giảm 3-5 độ C so với ngày hôm qua.
Nhiệt độ tại các thành phố Ninh Bình, Hải Phòng, Hà Nội, Lạng Sơn 23-24 độ C.
Cuối chiều, nhiệt độ sẽ giảm thêm, trời chuyển rét.
Phía Tây Bắc Bộ chưa chịu tác động của không khí lạnh nên trời tạnh ráo, có nắng với nền nhiệt cao. Tại các thành phố Điện Biên Phủ, Lai Châu, Sơn La, nhiệt độ trong khoảng 28-31 độ C.
Với các tỉnh Trung Bộ, trong ngày khi không khí lạnh chưa di chuyển xuống, trời vẫn có nắng nhẹ, nhiệt độ vừa phải 25-27 độ C. Đến chiều, không khí lạnh di chuyển xuống sẽ gây mưa cho khu vực này.
Các tỉnh từ Đà Nẵng đến Phan Thiết nắng liên tục từ sáng đến chiều, nhiệt độ không nơi nào vượt quá 32 độ C nhưng nhờ gió biển thổi nên thời tiết vẫn dễ chịu.
Tây Nguyên và Nam Bộ có một ngày nắng nhưng cường độ nắng không quá gắt.
Ở các thành phố Buôn Ma Thuột, Biên Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Cà Mau nhiệt độ khá cao, 33-34 độ C. Chiều tối, cả hai khu vực đều có thể xuất hiện mưa dông cục bộ.
Trên biển, do ảnh hưởng của không khí lạnh, từ trưa chiều 14/3, ở Bắc Vịnh Bắc Bộ và phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông có gió Đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7-8; biển động. Sóng biển cao từ 1,5-2,5m.
Huyện đảo Hoàng Sa gió cấp 4-5, trời có mưa vài nơi, tầm nhìn xa trên 10km. Huyện đảo Trường Sa mưa giảm xuống vài nơi, gió cấp 4.
Vùng biển gần bờ quanh các đảo Thổ Chu, Phú Quốc trời có nắng, gió nhẹ, biển êm.

Tại sao bầu trời có màu xanh?
Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đảo rắn Brazil - nơi kinh hoàng nhất thế giới
Đảo rắn tại Brazil sở hữu vẻ đẹp tựa thiên đường nhưng với gần 400.000 con rắn độc bậc nhất thế giới vừa là nỗi sợ, vừa kích thích sự hiếu kỳ của du khách ưa mạo hiểm.

Hiện tượng La Nina là gì?
La Nina là hiện tượng nước biển lạnh đi so với bình thường, đây là một hiện tượng trái ngược lại với hiện tượng El Nino (nước biển nóng lên).

Bí ẩn về hồ Baikal - Hồ nước lớn nhất thế giới
Hồ Baikal là hồ nước ngọt có một không hai trên thế giới nằm ở phía Đông Siberia (LB Nga) rộng 31.722 km² với độ sâu trung bình là 744m.

Hiệu ứng nhà kính là gì?
Hiệu ứng nhà kính là hiệu ứng làm cho không khí của Trái đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất; mặt đất hấp thu nóng lên lại bức xạ sóng dài vào.

Thời kỳ “tiểu băng hà” là nguyên nhân của dịch bệnh, các đế chế sụp đổ và di cư
Hiện nay, một nhóm các nhà nghiên cứu đang cân nhắc đến một loại khác của tình trạng biến đổi khí hậu—một thời kỳ tiểu băng hà—mà họ nói đã khiến một số đế chế ở Á-Âu, bao gồm đế chế La Mã, lụi tàn hoặc sụp đổ
