Không tin nổi khi ong và cá từ nay có thể "trò chuyện, cãi vã" nhau

Những con cá, bầy ong đã có thể "trao đổi" với nhau dựa vào những con robot mini được áp dụng công nghệ mới.

Theo trang The Scientist, trong một bầy ong thí nghiệm, nhóm nghiên cứu đặt 2 robot như 2 "trạm" thông tin - là một thiết bị lợi dụng sự thay đổi của nhiệt độ không khí, sự dao động… để mã hóa thành tín hiệu.

Với đàn cá, nhóm nghiên cứu sáng tạo một con robot hình thù giống cá có thể bơi dưới nước và thu thập các thông tin trong đàn. Ngoài ra vật thể này có thể thay đổi máu sắc, tốc độ và hướng di chuyển.


Bầy ong và đàn cá trong thí nghiệm - (Nguồn: The Scientist).

Thông tin từ 2 nhóm sinh vật khác nhau hoàn toàn này sau đó được chuyển thành ngôn ngữ mà cả 2 đều có thể hiểu được.

Bản thân hai robot trong mỗi nhóm cá và ong đều có thể tương tác với các cá thể cùng loài. Chẳng hạn với ong, 2 robot có thể sử dụng cảm biến hồng ngoại để tính toán được số lượng "bạn bè" xung quanh, qua đó tỏa nhiệt và mùi hương thích hợp thu hút ong kéo đến.

Trong khi đó, robot cá được trang bị camera và cảm biến, giúp thay đổi hướng và tốc độ bơi theo số đông bầy cá thật, đồng thời có thể tương tác tốt với "đồng đội".

Các thí nghiệm do Jose Halloy - nhà vật lý học ở ĐH Paris Diderot (Pháp) - cùng các cộng sự từ Học viện Kỹ thuật Lausanne (Thụy Sĩ) và ĐH Graz (Áo) thực hiện cho thấy cá và ong có thể hiểu nhau thông qua bộ thiết bị do nhóm sáng chế.

Các nhà khoa học bắt đầu kết nối 2 robot thông qua hệ thống internet. Khi bầy ong chia nhau bu quanh 2 con robot, thông tin được truyền đến robot cá và dẫn đến nhiều con không bơi theo đàn.

Trái lại, khi thông tin cá đã bơi theo đàn được chuyển về 2 robot ong, bầy ong nhận được tín hiệu và chuyển sang chỉ bu quanh 1 robot duy nhất.

Không tin nổi khi ong và cá từ nay có thể trò chuyện, cãi vã nhau
Những robot giúp kết nối bầy ong và đàn cá - (Ảnh: Sott).

Nhóm tiếp tục bất hoạt khả năng truyền tin của robot cá hoặc robot ong để tìm hiểu thêm.

Kết quả, nếu chỉ robot ong truyền được thông tin cho robot cá (tức không có chiều ngược lại), cá sẽ bơi thành đàn trong vài phút mà không đổi chiều như thông thường. Đó là do trong bầy ong lúc này, các cá thể dù không tập trung nhưng chỉ bu quanh robot mà chúng chọn ngay từ đầu, không "giao lưu" với robot còn lại.

Ngược lại, nếu chỉ robot cá truyền thông tin cho robot ong, bầy ong sẽ bay đi bay lại giữa 2 robot tỏa hương trong hơn 30 phút, bởi vì đàn cá lúc này không bơi ổn định mà thường xuyên đổi chiều.

Từ đó, nhóm nghiên cứu kết luận rõ ràng có những sự kết nối giữa 2 nhóm này thông qua các robot.

Không tin nổi khi ong và cá từ nay có thể trò chuyện, cãi vã nhau
Thí nghiệm giúp các nhà khoa học có thể thống kê toán học các hoạt động của một số loài động vật - (Ảnh: The Scientist).

"Những con robot này như những nhà phiên dịch cho các chính trị gia trong các hội nghị quốc tế" - GS Francesco Mondada ở Học viện Kỹ thuật Lausanne cho biết - "Thông qua rất nhiều lần trao đổi thông tin, 2 nhóm đã có thể đưa ra một quyết định chung".

Simon Garnier , nhà sinh học tại Viện Kỹ thuật New Jersey, cho rằng đây là lần đầu tiên con người có thể dùng công nghệ để kết nối 2 nhóm động vật khác loài với nhau.

"Về kỹ thuật, công nghệ này thật ấn tượng, rõ ràng có sự thông tin giữa 2 nhóm động vật này với nhau" - Garnier nói.

Trong khi đó, Jose Halloy cho rằng thành công này giúp nhóm có thể tiếp tục nghiên cứu về các loài động vật, qua đó xây dựng một thống kê toán học về hành vi của những loài khác nhau.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ngộ nghĩnh loài chim không biết bay, kiếm ăn bằng leo trèo

Ngộ nghĩnh loài chim không biết bay, kiếm ăn bằng leo trèo

Ở New Zealand có một giống két to xác nhất trong tất cả loài két trên thế giới và cũng 'kỳ cục' nhất khi không biết bay.

Đăng ngày: 25/03/2019
Tại sao hươu cao cổ... có cổ dài?

Tại sao hươu cao cổ... có cổ dài?

Vì sao những con hươu cao cổ lại có cổ dài đến vậy? Đây là câu hỏi đã “ám ảnh” giới khoa học hàng trăm năm nay.

Đăng ngày: 25/03/2019
Đột biến đã

Đột biến đã "tặng" cho con cóc này đôi mắt trong miệng

Loại cóc kì dị này lần đầu tiên được tìm thấy tại Canada. Các nhà sinh học cho rằng có thể nó đã chịu ảnh hưởng của một hiện tượng đột biến gene được gọi là đột biến vĩ mô.

Đăng ngày: 24/03/2019
Vì sao không nên cho chó ăn nho?

Vì sao không nên cho chó ăn nho?

Theo Trung tâm kiểm soát ngộ độc động vật Mỹ (ASPCA), trong năm 2016 có khoảng 3.000 cuộc điện thoại đến trung tâm kêu cứu về tình trạng sức khỏe của chó do ăn nho, bao gồm cả nho tươi, nho khô.

Đăng ngày: 23/03/2019
Loài cá heo cực hiếm này thực sự sắp tuyệt chủng, cả thế giới chỉ còn chưa đầy 10 con

Loài cá heo cực hiếm này thực sự sắp tuyệt chủng, cả thế giới chỉ còn chưa đầy 10 con

Bi kịch của loài cá heo này - cũng giống bao loài khác - đến từ chính con người.

Đăng ngày: 22/03/2019
Con chim bồ câu giá hơn 1 triệu bảng Anh có gì đặc biệt?

Con chim bồ câu giá hơn 1 triệu bảng Anh có gì đặc biệt?

Con chim bồ câu Armando đã được nhà đấu giá Pipa bán với giá 1,07 triệu bảng Anh sau cuộc trả giá trực tuyến kéo dài hai tuần, trở thành con chim đắt giá nhất thế giới.

Đăng ngày: 21/03/2019
Trung Quốc nhân bản vô tính chó nghiệp vụ

Trung Quốc nhân bản vô tính chó nghiệp vụ

Một cô chó nhân bản vô tính từ ADN của chó nghiệp vụ có thành tích cao đã bắt đầu được huấn luyện cùng quân đội tại Trung Quốc.

Đăng ngày: 20/03/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News