Khu bán hoang dã đầu tiên dành cho gấu ở Việt Nam

Tổ chức Động vật châu Á hôm qua khai trương khu bảo tồn bán hoang dã đầu tiên dành cho gấu ở Việt Nam với diện tích 5.000 m2 tại thung lũng Chắt Dậu (Vườn Quốc gia Tam Đảo - Vĩnh Phúc). 

Theo kế hoạch, toàn bộ trung tâm có diện tích 12ha, nhưng nhà gấu đôi này mới là 2 trong 10 khu nuôi gấu bán tự nhiên (mỗi khu bao gồm khuôn viên rộng 2.500m2 với 1 nhà nuôi gấu có 12 buồng gấu) và 2 khu chăm sóc đặc biệt.



Sau khi hoàn thành, Trung tâm được đầu tư 3,5 triệu USD này có khả năng tiếp nhận và chăm sóc khoảng 200 đến 250 con gấu.



Hiện, Trung tâm có 35 nhân viên, trong đó có cả một đội ngũ chuyên gia thú y nước ngoài chuyên chăm sóc gấu. Tiến tới, khi mở rộng, trung tâm cần tới khoảng 100 người.



Dù đã được rào sắt, nhưng toàn bộ khu hàng rào đều được chăng dây điện để ngăn các chú gấu trèo ra ngoài. Khu nhà gấu đôi này chia làm hai phần riêng biệt dành cho gấu ngựa và gấu chó, với khuôn viên bán tự nhiên nhằm khuyến khích hoạt động tự nhiên của gấu.

Nhân viên của Trung tâm đo điện ở hàng rào trước khi thả gấu ra khu sân chơi.



Khách thăm quan có thể đứng từ ngoài nhìn vào.



Hiện, 24 chú gấu bị nuôi dưỡng trái phép lấy mật được cứu hộ về đây. Ngay khi kết thúc thời gian cách ly, gấu sẽ được đưa vào nhà chăm sóc với khuôn viên bán hoang dã để leo trèo, chơi đùa và phục hồi thể lực. Sau một thời gian được chăm sóc, chữa bệnh, các chú gấu bắt đầu béo lên.



Tuy nhiên, khi thấy người lạ là gấu lại bỏ chạy.



Mỗi ngày, gấu được ăn khoảng 2kg rau, hoa quả và 0,5kg thức ăn khô. Các loại hoa quả làm lạnh thường được treo lủng lẳng trên cây để hấp dẫn gấu.



Chú gấu ngựa (hay còn được gọi là gấu mặt trăng bởi có hình bán nguyệt trước ngực) rất thích mật ong và có thể đánh hơi thấy mùi mật từ khoảng 5 km. Loài gấu này thích nước, giỏi bơi lội nhưng cũng leo trèo rất giỏi. Gấu đực có thể cao 2 mét và nặng hơn 200 kg.



Sau khi ăn, chúng chơi đùa, lèo trèo lên các gốc cây, thân cây...



Còn gấu chó (hay là gấu mặt trời Malayan do có hình móng ngựa vàng trên ngực) chuyên sống về đêm. Với vóc dáng nhỏ (con đực cao 1,5 mét, nặng 70 kg), gấu chó thích nghi với cuộc sống trên cây. Loại gấu này có khứu giác rất tuyệt vời, móng vuốt dài chừng 10cm và cái lưỡi dài ngộ nghĩnh để lấy mật từ tổ ong.



Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam cho biết sẽ hoạt động như một trung tâm giáo dục để nâng cao nhận thức về bảo tồn và chăm sóc gấu tại Việt Nam, với hy vọng 4.000 gấu nuôi trái phép để lấy mật ở Việt Nam sẽ được trả tự do.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn thác nước chảy vào

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"

Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Đăng ngày: 16/02/2025
Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Đăng ngày: 08/02/2025
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 03/02/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 03/02/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 28/01/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News