Khung cảnh bão bụi như ngày tận thế ở Australia
Tầm nhìn nhiều nơi ở bang New South Wales gần như bị chặn đứng bởi lượng cát bụi dày đặc màu nâu đỏ trong không khí.
Bầu trời ở thị trấn Wilcannia và Broken Hill, thuộc bang New South Wales, Australia trở tên tối sầm ngay giữa ban ngày khi một trận bão bụi rất mạnh quét qua hôm 20/11, Storyful đưa tin. Bức tường cát bụi màu nâu đỏ cao hàng chục mét nhanh chóng tiến vào thị trấn từ phía nhà ga Klondyke và bao trùm toàn bộ khu vực chỉ trong phút chốc.
Quy mô của đám mây bụi khổng lồ trải dài tới hơn 500km và có thể nhìn thấy từ bang Victoria. (Ảnh minh họa).
Đoạn video do Tim Lawson ghi lại cho thấy tầm nhìn gần như bị chặn đứng do cát bụi dày đặc trong không khí. Cơn bão kèm theo sức gió khá mạnh. Theo AU News, quy mô của đám mây bụi khổng lồ trải dài tới hơn 500km và có thể nhìn thấy từ bang Victoria.
Trận bão bụi dự kiến tiếp tục di chuyển về phía đông và có thể kéo dài đến tận cuối tuần. Một cảnh báo sức khỏe cộng đồng đã được đưa ra khi cơn bão tiến vào thành phố Sydney và Canberra vào ngày hôm nay. Chính quyền địa phương phải khuyến cáo người dân hạn chế ra ngoài trời vào thời gian này, đặc biệt là những người mắc bệnh hô hấp và tim mạch.
Bão bụi là hiện tượng tự nhiên phổ biến ở các vùng khô hạn hoặc bán khô hạn. Theo các báo cáo địa phương, bang New South Wales đang trải qua một đợt hạn hán kéo dài. Một số khu vực còn ghi nhận mức độ khô hạn kỷ lục kể từ năm 1900. Các chuyên gia lo ngại những trận bão bụi quy mô lớn có thể tiếp tục xuất hiện trong thời gian tới.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Tại sao khi tuyết tan trời lạnh hơn lúc tuyết rơi?
Câu nói: "Tuyết rơi không lạnh bằng lúc tuyết tan" là một kinh nghiệm được đúc kết từ những người cao tuổi và rất phù hợp với thực tế. Để có tuyết rơi vào mùa đông, ngoài điều kiện bầu trời phải có đầy đủ lượng hơi nước ra (v&agr

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
