Khủng hoảng nước nhiễm độc chì tại thành phố Mỹ

Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố tình trạng khẩn cấp về nguồn nước uống bị nhiễm độc chì tại thành phố Flint, Michigan và yêu cầu viện trợ liên bang.

Theo Refinery29, nước tại thành phố Flint, tiểu bang Michigan, Mỹ, bị ô nhiễm do hàm lượng chì quá cao. Chì là chất độc thần kinh đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em và phụ nữ mang thai. Khi tiếp xúc với nước nhiễm độc chì, nhiều trẻ em gặp chứng phát ban hoặc có nguy cơ rối loạn thần kinh nghiêm trọng, thậm chí tử vong.


Người dân Flint phải mua nước đóng chai để ăn uống và tắm rửa do nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm chì. (Ảnh: AP).

Cuộc khủng hoảng bắt đầu xảy ra vào đầu năm 2014, nhưng nó không được đưa lên bản tin quốc gia cho đến tháng 12/2015, khi thị trưởng thành phố Flint, Karen Weaver, tuyên bố hệ thống cấp nước nhiễm chì. Vài tuần sau, thống đốc bang Michigan, Rick Snyder, triển khai lực lượng vệ binh quốc gia hỗ trợ phân phối nước đóng chai và tổng thống Obama tuyên bố tình trạng khẩn cấp liên bang.

Ngày 4/5/2016, tổng thống Barack Obama đến thăm thành phố Flint, sau khi cô bé 8 tuổi Mari Copeny viết thư mời ông dành một chút thời gian ghé qua nơi này để khảo sát tình hình và khắc phục vấn đề ô nhiễm nước.

Điều gì xảy ra với nguồn nước

Tháng 4/2014, bang Michigan quyết định tiết kiệm ngân sách bằng cách chuyển nguồn cung cấp nước cho Flint từ hồ Huron ở Detroit sang sông Flint, dòng sông chảy qua thành phố và nổi tiếng là nhiều rác.

Thành phố Flint đưa ra một số cảnh báo về việc phát hiện vi khuẩn E.coli, cũng như các hóa chất gây ung thư có thể chứa trong nước. Sông Flint từng bị ô nhiễm rất nặng, nước sông có tính ăn mòn cao hơn so với nước hồ Huron.


Nước máy chảy ra từ vòi ở Flint có màu nâu do nhiễm độc chì. (Ảnh: Bogonews).

Do các cơ quan chức năng không xử lý đặc tính ăn mòn của nước sông, nên khi nước chảy qua hệ thống đường ống cũ làm từ sắt và chì ở Flint, chì phát tán vào trong nước.

Tháng 2/2015, các nhà nghiên cứu tại Đại học Virginia Tech, Mỹ, tiến hành thử nghiệm độc lập tại một hộ gia đình và phát hiện hàm lượng chì trong nước ở mức từ 200 ppb (1 ppb = 1 µg/l) đến 13.200 ppb. Kết quả này cao bất thường khiến những người tham gia khảo sát mới đầu tưởng rằng họ đo đạc sai. Hàm lượng chì tối đa cho phép trong nước uống của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là 10 ppb.

Sau khi phát hiện nước nhiễm độc chì

Sau khi chuyển đổi nguồn cấp nước khoảng một tháng, người dân thành phố Flint bắt đầu cảm thấy nước sinh hoạt có sự thay đổi về màu sắc, mùi vị. Nhưng khiếu nại của người dân đưa lên chính quyền bị phớt lờ.


So sánh mẫu nước lấy ở hai thành phố Flint và Detroit cùng thuộc bang Michigan. (Ảnh: Bogonews).

Bill Schuette, Bộ trưởng tư pháp tiểu bang Michigan, tiến hành điều tra về cuộc khủng hoảng nguồn nước. Kết quả cho thấy cơ quan chịu trách nhiệm xử lý nước làm sai lệch kết quả xét nghiệm, khiến số liệu về ô nhiễm nước thấp hơn những gì thực sự diễn ra. Họ cho rằng nguồn nước vẫn an toàn để uống, để mặc sức khỏe người dân bị đe dọa nghiêm trọng.

Khi tình trạng ô nhiễm nước chính thức được xác nhận, thành phố Flint bắt đầu thực hiện các giải pháp an toàn. Thành phố sử dụng lại nguồn nước hồ Huron, Detroit kể từ tháng 10/2015.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 26/01/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 25/01/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 17/01/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 16/01/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 15/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News