Khủng long cổ dài không hướng cổ lên cao?

Khủng long cổ dài không tìm kiếm thức ăn trên những ngọn cây, theo một nghiên cứu mới cho rằng loài vật tiền sử này nên giữ cổ của chúng nằm ngang chứ không hướng lên trên.

Nâng cổ dài của mình lên những góc rộng có thể tạo áp lực đáng kể đối với tim của sauropod, khiến chúng phải tiêu tốn một lượng năng lượng lớn để bơm máu lên não, một nghiên cứu mới cho biết.

Sauropod là loài khủng long ăn cỏ cổ dài có đuôi dài và 4 chân sống vào khoảng 200 đến 66 triệu năm trước.

Vì những loài vật cổ dài hiện đại, ví dụ như hươu cao cổ, thường tìm kiếm lá ở những cây cao, các nhà nhân loại học cũng dự đoán rằng sauropod – cổ của loài khủng long này có thể dài khoảng 30 phút (9 mét) – cũng có thói quen tương tự.

Nhưng Roger Seymoir, thuộc Đại học Adelaide tại Úc, phát hiện rằng sauropods phải sử dụng 75% năng lượng cơ thể để nâng đầu lên cao.

Hầu hết động vật có vú sử dụng khoảng 10% năng lượng để tuần hoàn máu quanh cơ thể. Hươu cao cổ sử dụng 18% năng lượng để đưa máu truyền qua cổ dài của chúng.

Seymour cho biết: “Liệu nguồn thức ăn phong phú ở những cây cao có xứng đáng với giá phải trả? Điều này có vẻ như không chắc chắn lắm. Sẽ có lý hơn nếu sauropod tìm kiếm thức ăn với cổ gần như nằm ngang”.

Bằng cách dịch chuyển cổ theo chiều ngang, sauropods có thể tìm kiếm thức ăn trong một phạm vi rất rộng mà không cần di chuyển cơ thể.

Điều này có vẻ như không giống một phương pháp tiết kiệm năng lượng hiệu quả. Tuy nhiên ở loài vật có cân nặng từ 30 đến 40 tấn, sự khác biệt chỉ vài bước chân cũng có ý nghĩa rất lớn.

Khủng long cổ dài không hướng cổ lên cao?

Khủng long cổ dài (Ảnh: Nationalgeographic.com)

“Bữa ăn” đắt giá

Tuy nhiên, một số nhà khoa học không tham gia vào nghiên cứu của Seymour tranh luận rằng, trong trường hợp cần thiết, sauropods vẫn cần sử dụng thêm năng lượng để nâng cổ lên cao.

Xương và khớp của loài động vật này cho thấy chúng có thể nâng cổ lên 30 đến 60 độ so với chiều ngang, nhà nhân loại học Martin Sander, Đại học Bonn Đức, cho biết.

Khi thức ăn ở độ cao thấp và trung bình trở nên khan hiếm, loài vật này cũng nên chấp nhận cái giá phải trả để nâng đầu lên cao tìm kiếm những nguồn thức ăn quý giá, Sander thêm vào.

Richard Cowen, thuộc Đại học California, Davis, nhấn mạnh rằng các loài vật khác đôi khi sử dụng một lượng năng lượng lớn để tìm kiếm thức ăn.

Báo gêpa đuổi theo con mồi mặc dù loài vật họ mèo này chỉ thành công trong 1/4 số lần bắt mồi. Tương tự, cá voi sử dụng lượng năng lượng lớn để lặn sâu xuống tầng nước lạnh, và những loài chim di trú cũng tiêu tốn một lượng năng lượng lớn để bay hàng nghìn dặm.

Tất cả những tập tính đó có thể tiêu tốn rất nhiều năng lượng, nhưng chúng ta biết rằng không phải lúc nào những loài vật này cũng thu được cái gì đó tương xứng.

Cowen kết luận: “Vì vậy cũng hợp lý khi sauropods đôi khi nâng đầu lên cao để tìm kiếm thức ăn”.

Từ khóa liên quan:

khủng long

cổ dài

cao

sauropods

thức ăn

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland

Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland

Một đợt hạn hán ở Ireland có lẽ đã khiến hoa màu khô héo, nhưng nó cũng mang lại một điểm tích cực, ít nhất là với các nhà sử học.

Đăng ngày: 23/07/2018
Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập

Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập

Xưởng gốm có niên đại cách đây khoảng 4.500 năm được giới khảo cổ phát hiện trong quá trình tu bổ đền Kom Ombo.

Đăng ngày: 23/07/2018
Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ

Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ

Các nhà khoa học giải mã bí ẩn cuộn giấy cói cổ có niên đại 2.000 năm trong bộ sưu tập của Đại học Basel, Thụy Sĩ, theo Live Science.

Đăng ngày: 21/07/2018
Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại

Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại

Mảnh giấy cói 3.000 năm tuổi của người Ai Cập cổ đại mới được các chuyên gia tìm thấy là một phần của tài liệu có tên gọi Papyrus Salt 124.

Đăng ngày: 20/07/2018
Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ

Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ

Các nhà cổ sinh vật học tỏ ra bối rối khi lần đầu khai quật hóa thạch khủng long bọc giáp đầu đầy gai nhọn ở bang Utah, Mỹ, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018
Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm

Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm

Chiếc quan tài đồ sộ màu đen bí ẩn không chứa xác Alexander Đại đế hay lời nguyền chết chóc như suy đoán trước đó.

Đăng ngày: 20/07/2018
Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm

Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm

Con rắn non bò ra khỏi vỏ cách đây 99 triệu năm ở Đông Nam Á không có cơ hội lớn lên. Thay vào đó, nó bị nhựa cây rơi trúng và cuối cùng chết cứng trong nấm mộ hổ phách.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News