Khủng long có nọc độc
Ngày 21-12, các nhà khảo cổ học công bố phát hiện hóa thạch của một loài khủng long ăn thịt mới ở phía bắc Trung Quốc, nó có lông phủ kín và dùng nọc độc của răng nanh làm tê liệt con mồi giống như loài rắn ngày nay.
Mô hình khủng long Sinornithosaurus ăn thịt có chất độc
Được đặt tên là Sinornithosaurus, có nghĩa là “thằn lằn chim Trung Quốc” (Chinese bird lizard), loài khủng long này có kích cỡ bằng một con gà tây, từng sống trong những khu rừng vào thời kỳ cuối kỷ Crêta, cách đây 99,6 - 66,5 triệu năm.
Phân tích từ hộp sọ và bộ răng của loài khủng long Sinornithosaurus cho thấy các tuyến chất độc được tích trữ ở mỗi bên xương hàm và nọc độc sẽ được giải phóng vào vết thương con mồi qua đường rãnh trên bề mặt ngoài của răng nanh.
“Nọc độc có thể không đủ mạnh để giết chết con mồi ngay nhưng sẽ gây sốc và làm tê liệt hệ thần kinh con mồi, cơ hội sống sót của con mồi rất thấp”, nhà địa chất học Enpu Gong công tác tại ĐH Đông Bắc, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc nói.
Các chi tiết khác về giải phẫu hóa thạch, được công bố trên tạp chí Khoa học Học viện Quốc gia (Mỹ), cho biết con mồi chính ưa thích của khủng long Sinornithosaurus là các loài chim nguyên thủy và khủng long nhỏ.
Enpu Gong viết: “Chúng tôi tin khủng long Sinornithosaurus là một động vật ăn thịt có chất độc, săn các loài chim bằng cách dùng chiếc răng nanh dài cắn phập vào lớp lông và da con mồi, các độc tố sẽ gây sốc và chinh phục nhanh chóng nạn nhân”.

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Tìm ra nguyên nhân khiến cho nền văn minh Maya sụp đổ
Phân tích của nghiên cứu cho thấy lượng mưa hàng năm giảm mạnh và độ ẩm giảm đã góp phần gây ra hạn hán và chấm dứt nền văn minh Maya.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Giải oan cho loài chim bị con người tuyệt diệt
Dodo - loài chim bị con người tàn sát đến mức tuyệt chủng - luôn bị gán cho biệt danh "ngu ngốc, khờ khạo".
