Khung xương mới phát hiện ở Caistor khiến các nhà khảo cổ bối rối

Khung xương mới được phát hiện ở một trong những vùng quan trọng nhất nước Anh thời La Mã cổ đại đang gây khó hiểu cho các chuyên gia đến từ đại học Nottingham.

Tiến sĩ Will Bowden đến từ khoa Khảo cổ đại học Nottingham, người đứng đầu các cuộc khai quật ở thị trấn Venta Icenorum thuộc vùng Caistor St Edmund, Norfolk, cho biết việc chôn cất bộ xương này khá kì lạ: “Đây là một cách an táng khác thường. Cơ thể, có lẽ là của một người đàn ông, được đặt trên thành một hố nông, và có vẻ được liệm một cách bất hợp lý. Đây không phải cách mà người La Mã cổ đại đối xử với những người chết. Theo phỏng đoán, có lẽ người này đã bị giết hại, hoặc bị hành hình.”

Bộ xương đã được dời đi để phục vụ cho việc tiếp tục điều tra. Tiến sĩ Bowden nói: “Đây là một phát hiện thú vị, và sau khi các xương đã được làm sạch, chúng sẽ được kiểm tra kĩ lưỡng và trải qua một loạt các thử nghiệm khoa học để tìm ra người này đã chết như thế nào.”

Các cuộc khai quật thực hiện tại vùng Caistor, với sự tài trợ của Quỹ Foyle, Quỹ nghiên cứu La Mã cổ đại, và Hội đồng Nam Norfolk, đã phát hiện các bằng chứng của thời kỳ đồ sắt cũng như việc định cư của người tiền sử vào khoảng 10.000 năm trước Công Nguyên. Tiến sĩ Bowden cho biết: “Các cuộc khai quật này đã cung cấp thêm nhiều thông tin mới. Có những vật cứng còn rất sắc nhọn đến nỗi bạn vẫn có thể dùng chúng để cạo râu – chúng còn rất nguyên vẹn, dường như không hề bị xê dịch chút nào qua chừng ấy thời gian.”

Các cuộc khai quật được tiến hành lần đầu tại vùng Caistor St Edmund vào năm 1929 sau khi một chiếc phi cơ ghi lại những hình ảnh của khu vực này trong một mùa hè thời tiết đặc biệt tạnh ráo.

Khung xương mới được phát hiện ở một trong những vùng quan trọng nhất nước Anh thời La Mã cổ đại đang gây khó hiểu cho các chuyên gia đến từ đại học Nottingham. (Ảnh: Đại học Nottingham).

Công trình của tiến sĩ Bowden bắt đầu cách đây 2 năm. Với công nghệ hiện đại nhất, nhóm nghiên cứu đã tiết lộ sơ đồ của thị trấn cổ này với mức độ chi tiết chưa từng thấy trước nay.

Khảo sát địa lý độ phân giải cao đã sử dụng một từ kế Caesium Vapour để vẽ sơ đồ những phế tích bị chôn vùi trong toàn bộ khu vực của thị trấn La Mã cổ đại này. Tiến sĩ Bowden đã hợp tác cùng hai tiến sĩ David Bescoby và Neil Chroston đến từ đại học Đông Anglia trong khảo sát mới này. Khoảng 30 tình nguyện viên địa phương cũng đã tham gia vào Dự án Thị trấn La Mã cổ Caistor.

Khảo sát đã đem lại một sơ đồ chi tiết và rõ ràng chưa từng thấy về thị trấn này – xác nhận sơ đồ các tuyến phố (từng được thấy trong các bức hình chụp từ máy bay năm xưa), hệ thống cung cấp nước (trong đó có các vòng đệm kim loại nối các ống nước bằng gỗ với nhau), và một loạt công trình công cộng bao gồm nhà tắm, đền điện, nơi hội họp mà các cuộc khai quật trước đó đã phát hiện.

Caistor nằm trong lãnh địa của bộ tộc Iceni, bộ tộc đã nổi dậy chống lại người La Mã dưới sự lãnh đạo của Nữ hoàng Boudica vào năm 60/61 sau Công Nguyên. Khảo sát cho thấy những đặc điểm thiết kế hình tròn có vẻ đã xuất hiện từ trước khi hình thành thị trấn La Mã cổ đại.

Có lẽ đây là những vết tích của thời tiền sử, và nó cho biết Caistor từng là một vùng định cư lớn trước khi thị trấn La Mã cổ được xây dựng. Giới khoa học đã từng nghi ngờ về điều này do có rất nhiều phát hiện tình cờ các đồng xu và công cụ lao động cuối thời kỳ Đồ Sắt, nhưng mới tới khảo sát lần này, người ta mới tìm được những bằng chứng về các công trình.

Mùa hè này các nhà khảo cổ sẽ trở lại để bắt đầu khai quật khu vực. Tiến sĩ Bowden nêu cảm tưởng: “Được tới đây khai quật là một cơ hội hiếm có trong đời.”

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?

Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Đăng ngày: 30/03/2025
Giải oan cho loài chim bị con người tuyệt diệt

Giải oan cho loài chim bị con người tuyệt diệt

Dodo - loài chim bị con người tàn sát đến mức tuyệt chủng - luôn bị gán cho biệt danh "ngu ngốc, khờ khạo".

Đăng ngày: 28/03/2025
Dấu vết mộ cổ chứng minh Chúa Jesus từng có vợ và con trai

Dấu vết mộ cổ chứng minh Chúa Jesus từng có vợ và con trai

Mới đây, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra điều mới lạ trong khu mộ chúa Jesus tại Jerusalem. Kết quả nghiên cứu hé lộ răng Chúa Jesus từng có vợ và một người con trai có tên là Judah.

Đăng ngày: 11/03/2025
Khủng long có họ với... gà?

Khủng long có họ với... gà?

Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước

Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Đăng ngày: 02/02/2025
Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại

Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Đăng ngày: 01/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News