Kì lạ chuyện mèo đồng tác giả công trình nghiên cứu vật lý

Câu chuyện như đùa này lại thật sự đã xảy ra trong thực tế ở Mỹ. Vào năm 1975, một con mèo tên là Willard đã trở thành đồng tác giả trong một bài báo chuyên ngành vật lý có tiêu đề "Hai, ba và bốn nguyên tử chuyển đổi trong thí nghiệm khí Heli".

Được công bố trên tạp chí Physical Review Letters, bài báo này mô tả kết quả thí nghiệm nghiên cứu sự di chuyển của các đồng vị heli-3 ở những nhiệt độ khác nhau. Thí nghiệm được thực hiện bởi Jack H. Hetherington, một giáo sư vật lý tại trường Đại học bang Michigan, thí nghiệm này mang lại những kiến thức quan trọng vẫn còn giá trị tham khảo cho đến ngày hôm nay. Tuy nhiên, khi Hetherington cố gắng xuất bản công trình nghiên cứu này, đã có một số vấn đề xảy ra.

"Tôi đã gửi bài báo cáo đi và cảm thấy rất tự hào. Tôi tin rằng nó sẽ sớm được xuất bản nhanh thôi", Hetherington cho biết trong cuốn hồi ký của mình. "Nhưng sau đó, tôi vẫn không nhận được thư hồi âm từ tòa soạn. Thấy làm lạ về điều này, tôi liền đưa bài báo cáo cho một người bạn xem qua với hy vọng tìm ra được vấn đề. Anh bạn của tôi khi đó đã nói với tôi rằng, công trình nghiên cứu này rất tốt. Tuy nhiên nó sẽ không được đăng đâu".


Kì lạ chuyện mèo đồng tác giả công trình nghiên cứu vật lýMột con mèo tên Willard đã bỗng chốc trở thành chuyên gia vật lý của Đại học Michigan, Hoa Kỳ. (Nguồn ảnh: shutterstock.com).

Nguyên nhân là vì Hetherington đã vô tình sử dụng danh xưng "chúng ta" trong bài báo của mình chứ không phải là danh xưng "tôi". Các tạp chí có một quy tắc chung, đó là cấm sử dụng danh xưng "chúng tôi" trừ khi công trình nghiên cứu có nhiều tác giả tham gia. "Thay đổi danh xưng của toàn bộ bài nghiên cứu là quá khó khăn vào thời điểm đó. Vì chúng được viết tay và ghi trên giấy bằng máy đánh chữ nên việc thay đổi là gần như không thể", Hetherington cho biết.

"Sau khi suy nghĩ cả đêm, tôi gọi cho thư ký tòa soạn để thay đổi tiêu đề bài nghiên cứu. Tôi yêu cầu họ để thêm tên một tác giả nữa là Chester, một con mèo xiêm mà gia đình tôi nuôi".

Chester được Hetherington lấy bút danh là Willard và trong phần giới thiệu thông tin giả, ông ghi rằng: "Willard là một trong số ít những con mèo Xiêm thuần chủng sống ở vùng Aspen, Colorado". Và sau đó, bài báo cáo đã được chấp thuận xuất bản. Con mèo xiêm Willard bỗng chốc trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực vật lý của Đại học Michigan có bài nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học danh tiếng.

Kì lạ chuyện mèo đồng tác giả công trình nghiên cứu vật lý
Bài nghiên cứu khoa học có dấu chân của Willard làm chữ kí (góc phải). (Nguồn ảnh: Google books).

Bạn có thể nghĩ rằng điều này thật điên rồ. Nhưng nguyên nhân là vì Hetherington không muốn phải chia sẻ công trình nghiên cứu của mình với một người hoàn toàn không có chút đóng góp gì. Vì thế, ông thà để cho một con mèo cùng đứng tên đồng tác giả.

Tất nhiên, tạp chí Physical Review Letters không thể nào công khai sự thật về "nhà khoa học Willard" và câu chuyện này chỉ bị vỡ lở khi Hetherington xuất bản cuốn hồi ký của mình.

Mọi người sẽ nghĩ rằng câu chuyện này khá hài hước. Tuy nhiên, đây chính là bằng chứng cho thấy sự bất cập và các nguyên tắc cứng nhắc có thể tồn tại ở bất kì nơi đâu, kể cả trong lĩnh vực khoa học.

Loading...
TIN CŨ HƠN
5 nhà khoa học Việt vào top ảnh hưởng nhất thế giới

5 nhà khoa học Việt vào top ảnh hưởng nhất thế giới

Thomson Reuters, tổ chức hàng đầu thế giới về theo dõi và công bố thông tin tri thức vừa công bố danh sách 3.000 nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới năm 2016

Đăng ngày: 22/11/2016
Người phụ nữ nắm giữ 4 kỷ lục hàng không vũ trụ

Người phụ nữ nắm giữ 4 kỷ lục hàng không vũ trụ

Phi hành gia Peggy Whitson thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã chính thức trở thành người phụ nữ lớn tuổi nhất trong lịch sử từng có mặt bên ngoài bầu khí quyển trái đất rạng sáng 18/11 (giờ Việt Nam).

Đăng ngày: 21/11/2016
Cô bé 15 tuổi này rất có thể sẽ là người đầu tiên đặt chân lên Sao Hỏa

Cô bé 15 tuổi này rất có thể sẽ là người đầu tiên đặt chân lên Sao Hỏa

Đa số những cô bé cậu bé 15 tuổi dù tò mò đến mấy nhưng cũng không hề ước mơ và thực sự thực hiện ước mơ sẽ đặt chân lên một hành tinh khác, nhưng cô bé Alyssa Carson lại không như vậy

Đăng ngày: 18/11/2016
Nhà khoa học Việt Nam duy nhất gặp “bộ tộc tiên tri” huyền bí

Nhà khoa học Việt Nam duy nhất gặp “bộ tộc tiên tri” huyền bí

GS. Võ Quý cùng những người bạn phải leo núi suốt hai ngày liền mới đến được bộ tộc được cho là hậu duệ còn sót lại của nền văn minh cổ nhất Nam Mỹ.

Đăng ngày: 04/11/2016
Những phát minh làm rạng danh người Việt

Những phát minh làm rạng danh người Việt

Người Việt ở khắp nơi trên thế giới luôn mang lại niềm tự hào cho dân tộc bằng nhiều phát minh khoa học có ý nghĩa to lớn với nhân loại.

Đăng ngày: 02/11/2016
Gặp chàng trai 9X có 15 công bố khoa học quốc tế

Gặp chàng trai 9X có 15 công bố khoa học quốc tế

Vừa tròn 26 tuổi với 15 công bố quốc tế ISI, Trần Quốc Quân có lẽ đang giữ kỷ lục của Việt Nam về số công bố quốc tế ở độ tuổi của mình.

Đăng ngày: 31/10/2016
Những nữ khoa học vô danh góp phần thay đổi thế giới

Những nữ khoa học vô danh góp phần thay đổi thế giới

Ngoại trừ Marie Curie, bạn có thể kể thêm được bao nhiêu cái tên của các nữ khoa học khác? Cùng điểm lại một vài nhà khoa học nữ ít được biết đến, đã có công góp phần trực tiếp vào thành tựu của nền khoa học thế giới cho đến ngày nay.

Đăng ngày: 21/10/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News