Kiểm soát thời tiết theo ý muốn?

Có được sức mạnh kiểm soát thời tiết theo ý muốn của mình giống như các vị thần trong thần thoại là ước mơ ngàn đời của con người, đặc biệt là vào giai đoạn này, giai đoạn của hàng loạt kiểu thời tiết cực đoan và biến đổi khí hậu toàn cầu.

Trước sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật ngày nay, các nhà khoa học dự báo, trong tương lai không xa, điều đó sẽ không còn là viễn tưởng. Những công nghệ và ý tưởng mang tính khả thi đưới đây chính là bằng chứng rõ nhất cho nhận định trên.

1. Tạo mưa bằng laser

Trong cuộc thử nghiệm với tia laser hồng ngoại trên sông Rhone ở Thụy Sỹ, nhóm chuyên gia tại Đại học Geneva đã phát hiện ra cách sử dụng dụng cụ này nhằm kích hoạt sự tăng trưởng của những hạt nước nhỏ và biến chúng thành giọt mưa có đường kính vài micron ngay cả khi độ ẩm không khí dưới 70%.

Kiểm soát thời tiết theo ý muốn?

Tuy những giọt nước ấy không đủ lớn để tạo mưa (phải gấp từ 10 tới 100 lần như vậy) nhưng kỹ thuật này hoàn toàn có tính khả thi nếu chúng ta khắc phục được những trở ngại nói trên.

2. Pháo thần công chống mưa đá

Một trận mưa đá chỉ cần xuất hiện trong vài phút cũng đủ khả năng phá hủy cả vụ mùa. Tuy nhiên, với giải pháp mới của các nhà khoa học Mỹ, những hình ảnh như vậy có thể chỉ còn là quá khứ. Theo đó, một thiết bị giống khẩu pháo thần công sẽ bắn nhiều đợt sóng mạnh vào những đám mây đen nhằm ngăn chặn sự hình thành các hạt mưa đá. Đợt sóng này được tạo ra từ “hỗn hợp khí gas dễ cháy và không khí” trong bộ phận đốt cháy của khẩu pháo.

Tuy vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào nó có thể gây hiệu ứng trên diện rộng khi mà theo như hình dung của các chuyên gia, cứ vài phút khẩu pháo mới bắn 1 lần, mỗi lần mất từ 5 đến 10 giây và chỉ ảnh hưởng trong phạm vi nhỏ dưới 0,5km.

3. Công nghệ mưa nhân tạo

Con người đã bắt đầu từ bỏ thói quen cầu nguyện vị thần thời tiết kể từ khi tìm ra cách thức làm mưa nhân tạo vào những năm 1940. Công nghệ sử dụng bạc iođua (hoặc các hạt hóa chất tương tự) cho phép hình thành các giọt nước nhỏ và hạt mưa. Máy bay, tên lửa, súng pháo binh là phương tiện hỗ trợ việc thực hiện những cơn mưa nhân tạo trong bầu khí quyển.

Hiệu quả của phương pháp này vẫn còn gây nhiều tranh cãi nhưng có một thực tế rằng các tiểu bang như California, Utah, Colorado và Nevada đều chi không ít tiền cho công nghệ này, nước Nga cũng từng áp dụng nhằm đẩy lùi đợt tuyết rơi khá dày ở Moscow, thậm chí để thời tiết đẹp trong những ngày diễn ra Thế vận hội Olympic Bắc Kinh năm 2008, Trung Quốc cũng không bỏ qua cách đó.

4. Phá vỡ lốc xoáy

Giống như mưa đá, sức tàn phá của những cơn lốc xoáy ở nơi mà chúng đi qua là rất lớn. Tuy nhiên, đám mây hình phễu khổng lồ ấy cuối cùng cũng gặp được “đối thủ”, đó là chiếc máy bay không người lái chứa nitơ lỏng được chính phủ Mỹ cấp bằng sáng chế số 7.810.420.

Kiểm soát thời tiết theo ý muốn?

Ý tưởng lấy “cảm hứng” từ thực tế vòng xoáy của những đợt lốc xoáy xuất hiện dựa trên sự khác biệt về nhiệt độ và độ ẩm ở các độ cao khác nhau. Nghiên cứu này đề xuất việc phá vỡ lốc xoáy bằng cách đưa chiếc máy bay robot vào khu vực có độ cao ở mức thấp, giải phóng một chất cực lạnh chống lại trạng thái cân bằng của cơn lốc xoáy.

5. Ngăn chặn bão lớn

Ngay cả ngài tỷ phú Bill Gates, người sáng lập ra Microsoft, cũng không thể làm ngơ trước tham vọng có thể kiểm soát được cả thời tiết. Ông cùng một số nhà khoa học khác đã tổ chức cuộc tìm kiếm ý tưởng cho việc “làm suy yếu hoặc thậm chí ngăn chặn các cơn bão mạnh”.

Được chính phủ Mỹ cấp bằng sáng chế mang mã số 20.090.173.386, ý tưởng khả thi nhất nhắm vào nơi bắt đầu cơn bão khi mà sự ngưng tụ của hơi nước tăng cao. Bởi vì hơi nước đó đến từ những vùng nước ấm trên bề mặt đại dương, cho nên sáng kiến đưa ra đề xuất sử dụng một hạm đội tàu làm nhiệm vụ pha trộn nước ấm trên bề mặt với phần nước lạnh hơn dưới lòng đại dương. Việc làm mát bề mặt đại dương như vậy có thể ngăn chặn các cơn bão mạnh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Một cách tuyệt vời để tái chế thứ rác thải nhựa độc hại, khó phân hủy. Dưới hình dạng những viên gạch ecobrick, ta bắt chúng tiếp tục phục vụ cuộc sống cho tới cuối vòng đời của nhựa thì thôi!

Đăng ngày: 22/07/2018
Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Dự báo hướng di chuyển của bão cũng giống như dự báo tốc độ di chuyển được xác định là hướng di chuyển trung bình (hướng chủ đạo) của cơn bão trong thời hạn 12h hoặc 24h.

Đăng ngày: 21/07/2018
Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Mới đây, nhân viên tại Công viên quốc gia Grand Teton của Mỹ đã phải tạm thời đóng cửa một số khu vực, khi các vết nứt trên mặt đất ngày càng xuất hiện nhiều hơn.

Đăng ngày: 20/07/2018
Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Ngày nay, internet dần trở thành yếu tố quan trọng trong cuộc sống con người, thậm chí, nó còn là nhu cầu thiết yếu giống như đồ ăn, thức uống vậy.

Đăng ngày: 19/07/2018
Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng

Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng "ít nhạy cảm"

Khu vực miền Trung luôn được ví là “rốn bão”, còn miền Nam lại hiếm khi có bão. Tuy nhiên, xu hướng bão đang có sự dịch chuyển dần về phía Nam và xuất hiện ở những vùng ít khi có bão.

Đăng ngày: 19/07/2018
Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Đêm 18/7, bão đã đổ bộ vào đất liền, vùng tâm bão khu vực ven biển các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá gió mạnh cấp 7.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News