Kiểm tra kho báu pháp sư ở bảo tàng, phát hiện bí mật vàng ròng
Kho báu 4.000 năm tuổi đồ tùy táng của pháp sư được khai quật gần di tích nổi tiếng Stonehenge ở nước Anh hồi thế kỷ 19 có thể còn quý giá hơn tưởng tượng nhiều lần, sau một phát hiện có thể làm đảo lộn tất cả.
Theo Live Science, một cuộc kiểm tra gần đây đối với kho báu nổi tiếng từ gò chôn cất mang tên Upton Lowell và trưng bày tại Bảo tàng Witlshire ở Devizes (Anh) đã phát hiện ra dấu vết của vàng trên bề mặt các vật dụng.
Kho báu "đồ tùy táng của pháp sư" được trưng bày tại Bảo tàng Witlshire - (Ảnh: Antiquity).
Giả thuyết rằng những vật dụng bằng đá kỳ lạ là công cụ nghi lễ của một pháp sư nhanh chóng bị lung lay. Ông có thể là một ai đó quan trọng hơn thế đối với lịch sử - ví dụ như một người thợ kim hoàn.
Với niên đại 4.000 năm của ngôi mộ nơi vị "pháp sư" bí ẩn và kho đồ tùy táng kỳ lạ được khai quật, việc ông có thể là một thợ kim hoàn sẽ là một dấu mốc lớn của lịch sử, cho thấy kỹ năng chế tác vàng có thể đã phát triển sớm hơn và với trình độ cao hơn tưởng tượng.
Bằng chứng của điều đó sẽ là độ kỳ lạ của các công cụ đá mà các nhà khảo cổ phải thừa nhận không biết là thứ gì, nên vào 2 thế kỷ trước đã cho rằng đó phải là những dụng cụ bí ẩn dùng trong nghi lễ của một vị pháp sư.
Một giả thuyết khác là chủ nhân của những món đồ tùy táng kỳ lạ có thể là một cá nhân đại diện cho nhiều vai trò khác nhau trong giai đoạn khởi nguồn của thời đại đồ đồng.
Phát hiện bằng vàng - theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng - từ kho báu ngủ yên trong bảo tàng này vừa được công bố trên tạp chí khoa học Antiquity; với một câu kết luận vẫn còn phủ màu bí ẩn: "Đồ đạc trong mộ không chỉ là sự thể hiện danh tính của một người".
- Sau 1.800 năm, bóng ma từ thành cổ Maya vẫn đủ hại người
- Người Aztec cổ đại đã sử dụng một ngọn núi như một "đài quan sát thiên văn", theo dõi lịch Mặt trời
- Phát hiện mới về loài gấu túi khổng lồ có từ cách đây 80.000 năm