Kiến - loài côn trùng cổ nhất hành tinh còn sống

Kiến chính là loài côn trùng cổ nhất hiện vẫn còn tồn tại trên hành tinh của chúng ta. Trải qua hơn 100 triệu năm có mặt trên Trái đất, loài côn trùng này gần như không tiến hóa nhiều so với tổ tiên của chúng.


Cấu tạo cơ thể lý tưởng cùng kỷ luật "thép" đã giúp loài kiến tồn tại và phát triển suốt hơn 100
triệu năm qua

Một trong những nguyên nhân chính khiến loài kiến gần như không tiến hóa trong suốt hơn 100 triệu năm qua là do chúng sở hữu cấu tạo cơ thể lý tưởng. Điều này đã giúp chúng không những thích nghi với nhiều điều kiện thời tiết khí hậu khác nhau, mà còn có thể sinh sôi nảy nở với số lượng ngày càng đông đảo.

Kiến là một trong những loài khỏe nhất hành tinh. Cấu tạo cơ thể hợp lý cho phép chúng có thể “mang vác” một vật nặng hơn khối lượng cơ thể 100 lần. Hệ tiêu hóa của kiến cũng giúp chúng trở thành một trong những loài ăn tạp nhất trên thế giới. Chính điều này giúp chúng không bị chết đói trong khi các loài khác bị tuyệt chủng chỉ vì một lý do rất đơn giản như hết cỏ!

Tổ chức có tính chất xã hội cao cùng những “luật lệ” hà khắc cũng là một trong những yếu tố giúp loài kiến sinh tồn suốt 100 triệu năm qua. Một con kiến thợ sẽ bị trừng phạt và trở thành thức ăn cho đồng loại nếu trở về tổ nhiều lần mà không kiếm được gì. Tuy nhiên, những con kiến bị thương trong quá trình kiếm thức ăn hay chiến đấu lại được đối xử rất “tử tế” dù không còn khả năng mang thức ăn về tổ.

Các nghiên cứu mới đây cũng cho thấy, không phải tất cả loài kiến đều “yêu lao động” và chăm chỉ cần mẫn. Trên thực thế chỉ có 80% số cá thể trong một đàn kiến thực hiện các nhiệm vụ xây tổ, tìm kiếm thức ăn. Số còn lại được coi là những kẻ “ăn không ngồi rồi”. Kể cả khi các nhà khoa học tách riêng 80% “chăm chỉ” ra thì “những kẻ lười biếng” kia vẫn không muốn động chân động tay. Có thể chúng đã già và đến tuổi “nghỉ hưu” hoặc do tính lười bẩm sinh!

Từ khóa liên quan:

kiến

côn trùng

cổ xưa

tiến hóa

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỳ lạ loài

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới

Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Đăng ngày: 04/04/2025
Phân biệt đào bích và đào phai

Phân biệt đào bích và đào phai

Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Đăng ngày: 04/04/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Đăng ngày: 28/03/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài muỗi

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người

Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".

Đăng ngày: 21/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News