Kiến sinh sản theo cách kỳ lạ chưa từng thấy trước đây

Bước tiến hóa tiếp theo ở loài kiến được tìm thấy ở loài kiến vàng chimera, khiến các nhà khoa học bất ngờ.

Kiến vàng chimera (Tên khoa học: Anoplolepis gracilipes), giống như nhiều loài xâm lấn khác, đang cố gắng xâm chiếm những vùng đất mới và thích nghi để tạo ra càng nhiều kiến thợ càng tốt.


Kiến vàng chimera có phương pháp sinh sản độc đáo, chưa từng được khoa học biết đến. (Ảnh: Getty).

Nghiên cứu mới đây đã phát hiện ra rằng, chúng sử dụng một phương thức sinh sản mà khoa học chưa từng biết đến.

Thông thường, kiến chimera đực là những sinh vật đơn lẻ được tạo thành từ hai quần thể tế bào khác biệt về mặt di truyền, tức là chúng luôn mang 2 bộ nhiễm sắc thể giống nhau trong tất cả các tế bào của cơ thể.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu phát hiện thấy điều gì đó kỳ lạ đang xảy ra với những con kiến đực, khi một số cá thể chỉ chứa một trong hai bộ gene.

Họ đặt giả thuyết rằng những con kiến đực này có thể phát triển từ những quả trứng được thụ tinh khi 2 giao tử của kiến bố mẹ không thực sự hợp nhất, khiến chúng trở thành loài lưỡng bội.

Nghiên cứu cho rằng nhân tế bào của lần lượt kiến bố và kiến mẹ đã hình thành một quá trình phân chia riêng biệt trong cùng một quả trứng.

Điều này khiến những con đực trưởng thành được tạo ra có cả trình tự DNA của cả kiến bố và kiến mẹ, nhưng trong các tế bào cơ thể khác nhau.


Kiến được coi là một trong những loài xâm lấn đáng sợ nhất thế giới. (Ảnh: Getty).

"Đây là trường hợp độc nhất vô nhị", TS. Hugo Darras tại Đại học Johannes Gutenberg Mainz, đồng thời là tác giả của nghiên cứu, cho biết. "Quá trình này trái ngược với những trường hợp đã biết về kiến chimera, khi hầu như không có sự trao đổi tế bào giữa chúng".

Nhà di truyền học tiến hóa Waring Trible đến từ Đại học Harvard, thì đánh giá đây là một bước tiến hóa có điều kiện xảy ra ở loài kiến chimera, mà chúng ta vẫn chưa rõ nguyên nhân vì sao. "Có thể coi đây là một bước tiến hóa tiếp theo ở loài kiến", ông khẳng định.

Trong tự nhiên, hầu hết các loài động vật được phát triển từ tế bào tinh trùng và tế bào trứng sau khi hợp nhất thành một, rồi kết hợp DNA giữa chúng.

Khi một sinh vật lớn lên, tất cả các tế bào tiếp theo, ngoại trừ tế bào giới tính, đều sẽ mang 2 bộ nhiễm sắc thể mang DNA, với mỗi bộ nhiễm sắc thể từ bố và mẹ.

Nói cách khác, các tế bào sinh dưỡng này đều mang thông tin di truyền giống nhau. Tại đó, tinh trùng và tế bào trứng chỉ chứa 1 bộ nhiễm sắc thể duy nhất.

Tuy nhiên với kiến vàng chimera, một phương pháp sinh sản kỳ lạ đã ra đời. Các chuyên gia tiến hóa cho rằng điều này sẽ có lợi cho kiến chimera, bởi nó giúp loài kiến này tránh được mọi khả năng giao phối cận huyết, một đặc điểm thường thấy ở các loài kiến xâm lấn khác.

Hiện, ước tính có khoảng 20.000 loài kiến, nhưng hệ thống sinh sản của hầu hết trong số chúng chưa vẫn được khoa học làm rõ. Kiến cũng được coi là một trong những loài xâm lấn đáng sợ nhất thế giới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cây

Cây "ma" bí ẩn sống không cần quang hợp

Không chứa chất diệp lục, không cần ánh sáng Mặt trời, cây bóng ma ẩn sâu trong những khu rừng u tối ở châu Phi và châu Á.

Đăng ngày: 08/05/2025
Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới

Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới

Trong danh sách 10 loại trái cây được bình chọn là ngon và hiếm nhất thế giới, thì có tới 5 loại quả xuất hiện ở Việt Nam nhưng trong đó có 3 loại quả có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á.

Đăng ngày: 05/05/2025
Làm thế nào cây cọ sống sót được sau bão và lốc xoáy?

Làm thế nào cây cọ sống sót được sau bão và lốc xoáy?

Nhiều người rất ấn tượng với sức sống mãnh liệt của những cây cọ sống ven bãi biển. Sau khi những trận bão qua đi, nhiều loài thực vật bị phá hủy nhưng cọ thường vẫn sống sót. Vậy lý do là tại sao?

Đăng ngày: 05/05/2025
Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam

Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam

Hiện nay các loại nấm là món ăn ưa thích của nhiều người. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao chúng còn là nguyên liệu để chế biến những món ăn hấp dẫn.

Đăng ngày: 04/05/2025
Cây ô liu 3.000 năm tuổi vẫn ra quả

Cây ô liu 3.000 năm tuổi vẫn ra quả

Dù đã trải qua hơn ba thiên nhiên kỷ, cây ô liu cổ thụ vẫn xanh tốt, ra trái đều đặn, chất lượng cao.

Đăng ngày: 04/05/2025
12 loại nấm độc nguy hiểm nhất thế giới

12 loại nấm độc nguy hiểm nhất thế giới

Nếu ăn phải một số loại nấm độc như nấm đôi cánh thiên thần hoặc nấm mũ đầu lâu, con người sẽ bị tổn thương gan, thận, hệ thần kinh, dẫn đến tử vong.

Đăng ngày: 02/05/2025
Con rết

Con rết "dài phá kỷ lục thế giới" ở Đà Nẵng

Anh Vũ Hồng Phương, 28 tuổi ở đường Nguyễn Tri Phương, phường Thạc Rán, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng cho biết, cách đây vài ngày anh có thấy một con rết chạy vào sân nhà.

Đăng ngày: 01/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News