Kiến và khu vườn của chúng hợp sức chống ngoại xâm

Những căn bệnh mới thường ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống cũng như tính an toàn của thực phẩm dành cho con người. Trong khi đó loài kiến cắt lá, một trong số ít nhóm côn trùng xã hội cũng trồng mùa màng, thu hoạch lá cây để bón cho những khu vườn nấm nằm trong lòng đất của chúng từ 50 triệu năm nay. Các nghiên cứu mới do viện Smithsonian thực hiện cho thấy cả kiến và vụ mùa nấm của chúng đều có thể tránh những loài nấm lạ đột nhập vào trong tổ, từ đó đảm bảo được mối quan hệ cộng sinh của chúng.

Sunshine Van Bael nhà nghiên cứu hậu tiến sỹ tại Viện nghiên cứu nhiệt đới Smithsonian giải thích: “Khi bạn nhìn vào một cái cây vùng nhiệt đới khỏe mạnh, bạn nghĩ rằng mình chỉ đang nhìn thấy một sinh vật. Một vài trong số đó có thể bảo vệ cây bằng cách loại bỏ mầm bệnh”. Nấm sống bên trong lá không hề gây bệnh cho cây được gọi là nấm endophyte. “Endo” nghĩ là “bên trong”, còn “phyte” nghĩa là “thực vật”.

“Chúng ta biết rằng kiến cắt lá có thể đảm bảo vệ sinh cho khu vườn của chúng một cách phi thường. Nhưng chúng ta đồng thời cũng băn khoăn rằng liệu nấm sống trong lá cây có thể khiến nó kém hấp dẫn đối với loài kiến hay không, và liệu điều đó có bảo vệ cái cây khỏi cuộc xâm lăng của những chú kiến hay không. Do hầu hết lá cây trong tự nhiên đều có chứa nấm endophyte, chúng ta tự hỏi quá trình chuẩn bị lá cây của loài kiến tác động tới nấm endophyte trong tổ như thế nào”.

Kiến và khu vườn của chúng hợp sức chống ngoại xâm
Trên ảnh là chú kiến cắt lá. (Ảnh: STRI archives)

Van Bael cùng các cộng sự đã sử dụng các tổ kiến trong phòng thí nghiệm thuộc một loài kiến cắt lá có tên Atta colombica để kiểm tra phản ứng của những con kiến đối với những chiếc lá từ cây nho Merremia umbellata thuộc vùng nhiệt đới. Trong thí nghiệm các nhà nghiên cứu đã thay đổi mật độ của loài nấm endophyte Glomerella cingulata, rồi đưa cho những con kiến những cái lá có lượng nấm cao hoặc thấp. Họ cũng đưa thêm vào 32 loại nấm endophyte khác chống lại môi trường của khu vườn nuôi cấy trong đĩa cấy để xem liệu chúng có ức chế sự phát triển của nhau hay không.

Những con kiến cắt lá lấy những cái lá có chứa lượng nấm cả cao và thấp, nhưng chúng mất thời gian lâu hơn khi cắt những chiếc lá có lượng nấm cao. Bên cạnh đó, quá trình chuẩn bị của những chú kiến cũng làm giảm đáng kế lượng nấm trong mỗi mẩu lá trước khi chúng được bón xuống khu vườn. Thí nghiệm trên đĩa cấy cũng đồng thời cho thấy các loài nấm trong vườn làm giảm tốc độ phát triển của 28 trong số 32 loài nấm endophyte khác được thí nghiệm, những loài nấm endophyte được thí nghiệm có tốc độ phát triển nhanh hơn thì sẽ phải chịu tác động nhiều hơn. Điều này chứng minh rằng ngoài các hoạt động giữ gìn vệ sinh của loài kiến, bản thân khu vườn còn có thể cạnh tranh với vi sinh vật bên ngoài.

Van Bael kết luận rằng: “Nấm trong lá không hề được chào đón trong khu vườn của những chú kiến cắt lá”. Nghiên cứu của họ được công bố trực tuyến trên tờ Proceedings of the Royal Society B.

Tham khảo:
Sunshine A. Van Bael, Hermógenes Fernández-Marín, Mariana C. Valencia, Enith I. Rojas, William T. Wcislo, Edward A. Herre. Two fungal symbioses collide: endophytic fungi are not welcome in leaf-cutting ant gardens. Proceedings of The Royal Society B Biological Sciences, 2009; DOI: 10.1098/rspb.2009.0196

Từ khóa liên quan:

endophyte

kiến

khu vườn

côn trùng

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Cũng như các ngày lễ khác, trong lễ Halloween, người ta thường ăn một số món ăn đặc trưng và mang ý nghĩa đặc biệt cho dịp này.

Đăng ngày: 25/10/2018
Giải cứu trăn khổng lồ dài 10 mét sang đường, bị xe đè kẹt cứng

Giải cứu trăn khổng lồ dài 10 mét sang đường, bị xe đè kẹt cứng

Theo Sputnik, dân làng ở Indonesia đã giúp giải cứu con trăn khổng lồ dài tới 10 mét trên đường Axis 10 dẫn đến thành phố Palopo.

Đăng ngày: 23/07/2018
Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Về cơ bản, ngao Tây Tạng (hoặc ngao Tạng) nổi tiếng vì khả năng trung thành tuyệt đối với chủ nhân. Đó là một trong những đặc điểm giúp chúng trở thành loài chó đắt nhất thế giới trong nhiều năm liền.

Đăng ngày: 20/07/2018
Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Quạ là loài chim có tập tính xã hội cao và chúng vẫn tiếp tục quan hệ gắn bó cả sau khi chết. Những con quạ sống thường tụ tập và kêu ầm ỹ gần xác đồng loại, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018

"Điểm mặt chỉ tên" những "hung thần" mạnh không kém chó ngao Tây Tạng

Bản tính hung dữ một phần nào đó vẫn tồn tại trong những loài chó đã được thuần dưỡng hiện nay.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể

Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể "vô tư" leo tường vào nhà dân mà chẳng ai sợ - vì sao?

Chúng có thể bơi lội dưới những kênh rạch bao quanh các khu dân cư hay trèo lên các ngôi nhà cao tầng của Nhật Bản để tìm kiếm con mồi yêu thích.

Đăng ngày: 19/07/2018
Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Loài rắn mới này được đặt tên là "Bandy-Bandy". Do đặc tính sống chui lủi trong hang, các nhà khoa học Úc rất bất ngờ khi vấp phải nó tại một khu vực gần biển.

Đăng ngày: 18/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News