Kinh dị ký sinh trùng khiến ong vò vẽ tự đào hố chôn mình

Không chỉ đơn giản là chiếm cơ thể, biến vật chủ thành xác sống hay kiểm soát cơ thể và để lại bộ não của vật chủ còn nguyên vẹn, ký sinh trùng ruồi Conopid ăn sống vật chủ từ bên trong, buộc vật chủ phải hạ cánh và đào hố chôn chính mình.

Ngoài việc mất môi trường sống và bị phơi nhiễm thuốc trừ sâu, những con ong còn phải đối mặt với áp lực gia tăng từ những ký sinh trùng ruồi Conopid.

Nghe có vẻ như giống như một bộ phim kinh dị về việc chiếm xác vật chủ thế nhưng sự thật còn tàn ác hơn nhiều. Ấu trùng ruồi Conopid được phân loại như một loại ký sinh trùng và loài ký sinh trùng này không chỉ sống dựa vào vật chủ mà còn giết chết vật chủ theo cách khủng khiếp và đáng sợ nhất.

Không chỉ đơn giản là chiếm cơ thể, biến vật chủ thành xác sống hay kiểm soát cơ thể và để lại bộ não của vật chủ còn nguyên vẹn, những con ruồi Conopid ăn sống vật chủ từ bên trong trước khi buộc vật chủ phải hạ cánh trên mặt đất và đào hố chôn chính mình.


Ấu trùng ruồi Conopid không chỉ sống dựa vào vật chủ mà còn giết chết vật chủ theo cách khủng khiếp và đáng sợ nhất. (Ảnh minh họa)

Theo nghiên cứu khoa học, ruồi Conopid có cách lây nhiễm rất đặc biệt. Những con ruồi cái trưởng thành sẽ nằm chờ trong những bông hoa có khả năng thu hút côn trùng, đặc biệt là ong đến lấy phấn.

Khi một con ong bay đến ở khoảng cách đủ gần, ruồi cái Conopid sẽ đánh lén đối thủ ngay giữa không trung. Nhìn thì rất nhanh nhưng những động tác của ruồi Conopid vô cùng cẩn thận. Khi vừa chạm vào cơ thể của những con ong, ruồi cái Conopid sẽ ập tới phần bụng của con ong nạn nhân, kích thích phần bụng của con ong mở ra và đẻ một quả trứng vào đó.

Đạt được mục đích, con ruồi cái Conopid bay đi, để lại con ong nạn nhân vẫn không hề biết rằng mình bị nhiễm ký sinh trùng và chỉ còn sống được vài ngày nữa.

Phải mất hai ngày để trứng ruồi Conopid nở thành ấu trùng. Khi đã nở thành ấu trùng, ruồi Conopid bắt đầu ăn máu thịt của con ong vật chủ. Tiếp đó, theo thời gian trưởng thành, ấu trùng bắt đầu ăn mô ruột của vật chủ. Theo nghĩa đen, nó ăn sống từng phần nội tạng của con ong vật chủ, trong khi con ong vẫn còn sống và chịu đựng điều cực kỳ đau đớn đó.

Sau khoảng 10 ngày, ấu trùng Conopid điều khiển con ong vật chủ rơi xuống đất, bắt vật chủ tự đào một cái lỗ nhỏ trên mặt đất sau đó bò vào đó và giết chết vật chủ.

Hiện các nhà khoa học không rõ làm thế nào mà ký sinh trùng ruồi Conopid có thể khiến những con ong phải tự đào hố chôn mình thế nhưng theo một lý thuyết, có thể thủ đoạn của ký sinh trùng ruồi Conopid là khiến con ong vật chủ nghĩ mình là ong chúa, sẵn sàng ngủ đông.


Ruồi Conopid không chỉ ăn sống và điều khiển vật chủ, nó còn ảnh hưởng triệt để đến hành vi của vật chủ. (Ảnh minh họa).

Tuy nhiên, khiến cho vật chủ chết vẫn chưa hài lòng, trong sự bảo vệ ấm cúng và an toàn của cơ thể nạn nhân đã bị chôn vùi, ấu trùng ruồi Conopid yên tâm phát triển thành một con nhộng. Sau một thời gian, nó trở thành ruồi Conopid trưởng thành và tự thoát ra khỏi ngôi mộ nông, sẵn sàng kiếm ăn và bắt đầu một chu kỳ lây nhiễm cho những con ong khác.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, ruồi Conopid không chỉ ăn sống và điều khiển vật chủ, nó còn ảnh hưởng triệt để đến hành vi của vật chủ, khiến những loài côn trùng bị nhiễm có xu hướng dành ít thời gian cho tổ của mình và dành nhiều thời gian để kiếm ăn hơn.

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra điều đặc biệt, đó là những con ong bị nhiễm ký sinh có thể không quay lại tổ. Đây có thể là do sự căng thẳng về thể chất - ong cư xử lạ lùng khi bị ăn mòn từ bên trong. Cũng có thể là do cơ chế phòng về của ấu trùng ruồi Conopid.

Loading...
TIN CŨ HƠN
8 loại ký sinh trùng có nguy cơ lẩn trốn trong thức ăn bạn ăn hàng ngày

8 loại ký sinh trùng có nguy cơ lẩn trốn trong thức ăn bạn ăn hàng ngày

Nếu không cẩn thận, bạn hoàn toàn có thể ăn phải những ký sinh trùng này mà không hề hay biết.

Đăng ngày: 23/02/2025
Chanh ngón tay - Loại chanh giống trứng cá hồi đắt nhất thế giới

Chanh ngón tay - Loại chanh giống trứng cá hồi đắt nhất thế giới

Giá thành cho 1kg của loại quả này tới hàng triệu đồng nhưng giới nhà giàu Trung Quốc vẫn săn lùng đặt mua cho bằng được.

Đăng ngày: 17/02/2025
Loại đào

Loại đào "tiến vua" có gì đặc biệt mà có giá bán tới hàng chục, hàng trăm triệu đồng?

Đào Thất thốn là một loại đào cảnh cổ, hiếm và có sức sống rất mãnh liệt. Cây có dáng lùn, lá to, dài, có màu xanh đậm, từ gốc đến cành đều sùi phồng, nổi những u, mấu xù xì tạo nên vẻ cổ kính, phong trần.

Đăng ngày: 14/02/2025
Những loài ký sinh kinh dị trên cơ thể người

Những loài ký sinh kinh dị trên cơ thể người

Cơ thể người là một mảnh đất màu mỡ cho các loài “quái vật” kinh dị ký sinh. Chúng ăn, ở, sinh sôi nảy nở và sau đó quay lại làm hại chúng ta.

Đăng ngày: 05/02/2025
Cận cảnh quá trình ve sầu

Cận cảnh quá trình ve sầu "thoát xác"

Trong một dịp đi nghiên cứu về các loài sinh vật, côn trùng, nhà nhiếp ảnh Thomas Marent đã may mắn chứng kiến quá trình một chú ve sầu lột xác.

Đăng ngày: 03/02/2025
Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.

Đăng ngày: 02/02/2025
Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam

Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam

Hiện nay các loại nấm là món ăn ưa thích của nhiều người. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao chúng còn là nguyên liệu để chế biến những món ăn hấp dẫn.

Đăng ngày: 31/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News